Câu hỏi:
Chào bác sĩ! Cháu năm nay 22 tuổi và đã từng bị viêm phế quản trước đây. Cháu đi khám và điều trị viêm phế quản theo đơn thuốc và khỏi bệnh. Nhưng dạo gần đây cứ thay đổi thời tiết là cháu lại bị ho, nhiều khi ho kèm theo đờm và cảm giác rất khó chịu. Cháu có ra hiệu thuốc để mua thuốc uống nhưng chỉ đỡ vài ngày rồi ho lại tái phát. Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên ạ. Cháu bị ho có đờm uống thuốc gì sẽ khỏi hẳn ạ? Cảm ơn bác sĩ!
(Quỳnh Mai – Sầm Sơn, Thanh Hóa)
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trả lời:
Chào bạn!
Trước tiên, tôi xin được nói với bạn về chứng ho trong viêm đường hô hấp. Đây là một biểu hiện thường gặp ở bệnh viêm, nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi, hen suyễn,… và ho cũng do các yếu tố xung quanh như ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, dị ứng,… gây nên. Cơn ho thường gặp có thể là ho khan hoặc ho có đờm.
Khi bị ho có đờm, người bệnh thường cảm thấy nặng ngực, ho khạc ra chất nhầy và đờm, kèm theo là cảm giác nghẹt thở, khó thở. Nhiều khi ho kéo dài và không tống xuất được đờm ra ngoài gây khó chịu, đau rát cổ họng và mệt mỏi.
Vậy bị ho có đờm uống thuốc gì?
Các thuốc dùng trong điều trị ho có đờm thường là các thuốc giúp giảm ho, long đờm như terpin hydrate, acetylcystein, bromhexin,… Dùng các thuốc này cần lưu ý những điều sau:
Terpin hydrate: Có tác dụng làm loãng dịch nhầy tại phế quản, giúp long đờm, làm cho phế quản thông thoáng hơn. Chỉ nên dùng 3 – 5 ngày để tránh gây nhờn thuốc.
Acetylcystein (tiêu chất nhầy) giúp làm giảm độ đặc quánh của đờm, chất nhầy. Tạo điều kiện cho đờm dễ thoát ra ngoài nhờ phản xạ ho. Thuốc này dùng tốt cho trường hợp ho do viêm phế quản. Tuy nhiên, một vài tác dụng phụ có thể gặp như buồn nôn, nôn hoặc gây co thắt phế quản. Vì thế, có thể dùng thuốc này dạng dung dịch pha loãng sẽ tốt hơn, và không nên dùng nếu có tiền sử mắc hen suyễn, dị ứng thuốc. Không dùng với các thuốc ho khác.
Bromhexin hydroclorid: Cũng là thuốc long đờm, có tác dụng điều hòa và làm tiêu dịch nhầy tại đường hô hấp. Khi dùng thuốc này cần tránh phối hợp với thuốc giảm ho, do có nguy cơ gây ứ đọng đờm, làm tắc nghẽn hô hấp, khó thở. Dùng thuốc không nên quá 1 tuần và nên dùng theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
Song song với việc dùng thuốc, thì người bị ho có đờm nên kết hợp những biện pháp giảm ho giảm đờm tại nhà như uống nhiều nước, tránh yếu tố kích thích cơn ho (khói bụi, khói thuốc lá…), giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng đường hô hấp xuất hiện, giữ ấm cổ và ngực để giúp hạn chế cơn ho…. Nếu cơn ho vẫn kéo dài liên tục và trầm trọng hơn thì cần sớm đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị kịp thời.
Quay trở lại với câu hỏi của bạn Quỳnh Mai, trước đây bạn đã từng bị viêm phế quản và chữa khỏi, tuy nhiên lại dễ bị ho mỗi khi thay đổi thời tiết. Vậy tôi khuyên bạn nên sớm tái khám để kiểm tra đường hô hấp của mình, xem viêm phế quản đã thực sự khỏi hoàn toàn hay chưa. Bạn cũng không nên tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc uống nữa, vì uống liên tục như vậy không khỏi có thể gây nhờn thuốc, mất tác dụng điều trị, hơn nữa có thể gặp những tác dụng phụ của thuốc như tôi đã nhắc đến ở trên. Nên với trường hợp của bạn cần sớm tái khám để kiểm tra sức khỏe đường hô hấp, bạn nhé.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý đến những cách giúp hỗ trợ điều trị ho tại nhà và có thể kết hợp việc trị ho với việc dùng sản phẩm thảo dược giúp làm giảm ho, giảm đờm nhanh chóng. Nổi bật trên thị trường hiện nay là sản phẩm thảo dược. Trong sản phẩm này có chứa:
Fibrolysin: Giúp giảm nhạy cảm đường thở, tăng cường chống viêm, chống tái cấu trúc và chống xơ hóa phổi, phế quản. Từ đó giúp ngăn chặn nguyên nhân gây ho ngay từ ban đầu.
Chiết xuất từ Nhũ hương và bán biên liên có công dụng thanh phế, trừ ho, giảm đờm nhanh và hiệu quả.
Chiết xuất từ xạ can, tạo giác, xạ đen có tác dụng kháng sinh thực vật, giúp kháng viêm, kháng khuẩn và chống lại các vi sinh vật gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Bổ sung yếu tố vi lượng Selen và Iod giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ niêm mạc đường thở và ngăn ngừa tái phát viêm phế quản cũng như triệu chứng ho khan, ho có đờm của bệnh.
Như vậy, bạn Quỳnh Mai hoàn toàn có thể kết hợp các phương pháp điều trị ho có đờm song song với sử dụng sản phẩm thảo dược hàng ngày để ngăn ngừa các cơn ho tái phát, cũng như phòng tránh các bệnh đường hô hấp khác.
Chúc bạn sức khỏe!