Ho, khạc ra đờm vón cục là dấu hiệu thường gặp của nhiều bệnh khác nhau. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Vậy ho, khạc ra đờm vón cục là dấu hiệu của các bệnh nào? Làm sao cải thiện tình trạng ho, khạc ra đờm vón cục? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau bạn nhé!
Ho, khạc ra đờm vón cục báo hiệu bệnh gì?
Thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công và gây ra các bệnh đường hô hấp, xuất hiện triệu chứng ho, khạc ra đờm vón cục. Trong đó, người già, trẻ em, người suy giảm miễn dịch là những đối tượng dễ mắc phải tình trạng này. Bên cạnh đó, các tác nhân như: Khói thuốc lá, môi trường bụi bẩn, ô nhiễm,… cũng là một trong những nguyên nhân gây ho, khạc ra đờm vón cục.
Ho khạc ra đờm vón cục là biểu hiện của nhiều bệnh hô hấp khác nhau.
Khi tình trạng ho, khạc ra đờm vón cục kéo dài, người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc phải:
Viêm xoang, viêm họng
Viêm xoang, viêm họng,… là những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên phổ biến gây ho, khạc ra đờm vón cục. Khi mũi họng bị viêm, cơ thể sẽ tiết ra một lượng chất nhầy quá mức, gây kích ứng niêm mạc, làm xuất hiện phản xạ ho có đờm. Khi đó, đờm thường có màu trắng, xuất hiện nhiều về ban đêm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh.
Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc đường thở, gây ảnh hưởng đến chức năng dẫn khí của hệ hô hấp. Khi bị viêm phế quản, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao, khó thở, ho, khạc ra đờm vón cục. Đặc biệt, ở người mắc viêm phế quản mạn tính, các cơn ho thường dai dẳng kéo dài, làm người bệnh mệt mỏi, chán ăn.
Viêm phổi
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, gây ra các triệu chứng như: Ho, khạc ra đờm vón cục, khó thở, đau tức ngực, mệt mỏi, ớn lạnh. Người bệnh thường ho đờm màu xanh hoặc vàng, tính chất đờm đặc quánh, khó khạc nhổ. Nguyên nhân gây viêm phổi thường là do virus, vi khuẩn, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, trong đó trẻ em và người già là hai đối tượng thường gặp.
Lao phổi
Lao phổi là một bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan cao và rất khó điều trị khi bị kháng thuốc. Lao phổi thường có biểu hiện như: Đờm đặc lâu ngày, khó thở, đau ngực,... Những người bị lao phổi thường xuất hiện đờm màu trắng đục trông như bã đậu. Vì bệnh lây lan qua đường hô hấp nên việc khạc nhổ đờm cần được kiểm soát, tránh phát tán virus, vi khuẩn ra cộng đồng.
Ho khạc ra đờm vón cục là một trong những triệu chứng của bệnh lao phổi.
>>> XEM THÊM: Ho đờm nhiều dai dẳng. Phải làm sao để cải thiện?
Biện pháp cải thiện các cơn ho, khạc ra đờm vón cục
Việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện hiệu quả các cơn ho, khạc ra đờm vón cục. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng để cải thiện những cơn ho, khạc ra đờm vón cục, cụ thể:
-
Uống nhiều nước lọc hoặc trái cây, trà ấm sẽ làm dịu cổ họng, loãng chất nhầy trong đường thở, giúp loại bỏ đờm một cách dễ dàng bởi những cơn ho.
-
Nếu bị trào ngược dạ dày, tránh ăn quá no và hạn chế ăn trước khi đi ngủ.
-
Giữ độ ẩm không khí trong phòng ngủ hợp lý, tránh để quá khô và quá lạnh làm kích thích gây ho.
-
Tránh xa khói bụi, khói thuốc lá,… hay bất cứ tác nhân nào gây kích hoạt cơn ho.
-
Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn nhiều hoa quả giàu vitamin và khoáng chất,… giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể để đẩy lùi virus, vi khuẩn.
-
Ngậm mật ong chanh, mật ong gừng,… để giảm sưng viêm cổ họng và hạn chế kích ứng cơn ho.
-
Dùng nước muối sinh lý vệ sinh miệng – mũi – họng và xịt mũi để sát khuẩn, làm sạch, thông thoáng đường thở.
Giải pháp từ thiên nhiên cho người bị ho, khạc ra đờm vón cục
Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng thảo dược để cải thiện tình trạng ho, khạc ra đờm vón cục. Tuy nhiên, cách thức chế biến, chuẩn bị còn khá phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức để mang lại hiệu quả. Hiểu được điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính Fibrolysin dưới dạng viên nén.
Fibrolysin giúp tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây ho khạc ra đờm vón cục.
Trong đó, Fibrolysin là hỗn hợp muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM), cụ thể:
- Kẽm gluconate: Yếu tố vi lượng cần thiết được đưa vào cơ thể dưới dạng muối, có vai trò tăng khả năng chống lại tác nhân có hại, điều hòa miễn dịch, ức chế sự hình thành các tổ chức xơ hóa ở phổi, phế quản gây ho, đờm đặc kéo dài.
- Methylsulfonylmethane (MSM): Chứa lưu huỳnh tự nhiên, có tác dụng hỗ trợ đáp ứng miễn dịch, chống oxy hóa và chống viêm. Từ đó giúp làm giảm tổn thương, ngăn chặn quá trình oxy hóa tế bào tại đường hô hấp, phòng ngừa các cơn ho, khó thở tái phát.
Hợp chất Fibrolysin đã được TS.BS Hoàng Xuân Ba tại Đại học Y khoa Keck, thuộc Đại học Nam California, Mỹ nghiên cứu và nhận định: “Fibrolysin có tác dụng đảo ngược hiện tượng xơ hóa và tái cấu trúc đường thở, giúp chống oxy hóa, chống viêm từ gốc và ổn định chuyển hóa năng lượng tại ty lạp thể của các tế bào. Đồng thời, Fibrolysin giúp tăng cường chức năng bảo vệ của hệ miễn dịch và niêm mạc đường hô hấp”.
Ngoài ra, trong sản phẩm còn kết hợp với các thành phần thảo dược quý khác như: Nhũ hương, xạ đen, xạ can, bán biên liên, tạo giác và yếu tố vi lượng selen, iod. Trong đó, nhũ hương, xạ can, xạ đen, bán biên liên, tạo giác như những kháng sinh thực vật giúp kháng khuẩn, giảm viêm, chống lại vi sinh vật gây đờm đặc ở cổ. Bên cạnh đó, các yếu tố vi lượng selen, iod giúp chống viêm, tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa đờm hình thành ở cổ.
Vì vậy, sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính Fibrolysin giúp thanh phế, tiêu đờm, giảm ho, làm thông thoáng đường thở. Đồng thời, sản phẩm có tác dụng nâng cao hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, từ đó phòng ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng ho, khạc ra đờm vón cục.
Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện tình trạng ho khạc ra đờm vón cục hiệu quả
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ các bệnh gây ho, khạc ra đờm vón cục. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả các cơn ho, khạc ra đờm vón cục, bạn hãy kết hợp dùng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính Fibrolysin mỗi ngày.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về ho, khạc đờm vón cục, bạn hãy để lại câu hỏi bên dưới, chuyên gia tư vấn sẽ hỗ trợ giải đáp chi tiết.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/coughing-up-white-mucus
https://www.verywellhealth.com/coughing-up-white-mucous-5185257
https://www.medicalnewstoday.com/articles/coughing-up-phlegm-but-not-sick