Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.

Nguyên nhân gây ho kéo dài về đêm

Ho không phải là bệnh mà là một triệu chứng nhằm bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hay viêm. Ho nhiều về đêm thường là nỗi ám ảnh của nhiều người, không chỉ làm rối loạn giấc ngủ riêng bạn, mà nó còn làm ảnh hưởng đến người khác. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ho nhiều về đêm hơn so với ban ngày.

Do đờm ứ đọng tại đường hô hấp

Khi đường hô hấp bị viêm, sẽ làm tăng tiết chất nhầy gây ra phản xạ ho. Vào ban ngày, khi cổ họng có đờm lập tức sẽ xuất hiện phản xạ ho khạc đờm xảy ra sau đó. Nhưng vào đêm, hệ thần kinh bị ức chế nên các phản xạ này dường như mất đi. Đồng thời, khi cơ thể ở tư thế nằm cũng gây bất tiện cho việc tống đờm dãi ra ngoài. Vì vậy, các chất tiết bị ứ đọng, gây kích thích đường thở, làm xuất hiện phản xạ ho. 

Do nồng độ corticoid vào ban đêm thường thấp hơn ban ngày

Corticoid là một chất chống viêm được tiết ra từ tuyến thượng thận. Vào ban đêm, lượng corticoid thường thấp hơn so với ban ngày, làm giảm tác dụng chống viêm nội sinh với yếu tố gây bệnh. Do đó, bạn thường ho nhiều hơn vào ban đêm. 

Nhiệt độ ban đêm thường thấp hơn ban ngày 

Ngoài ra ban đêm nhiệt độ thường thấp hơn so với ban ngày, các yếu tố phong hàn dễ dàng xâm nhập, sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các con ho kéo dài về đêm.

Do tác dụng phụ của một số tim mạch, huyết áp

Ở những người cao tuổi thường mắc phải các bệnh lý huyết áp, tim mạch. Vì vậy phải sử dụng thuốc điều trị thường xuyên, khiến người bệnh dễ gặp tác dụng phụ gây ho.

>>> Xem thêm: Ho khan và ho có đờm thường gặp ở bệnh đường hô hấp là gì? Cách điều trị ho như thế nào?

Ho kéo dài về đêm báo hiệu bệnh gì?

Ho kéo dài về đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang tiềm ẩn nhiều vấn đề bệnh lý bên trong, cụ thể: 

Viêm xoang 

Khi các xoang bị viêm sẽ bít tắc đường thở, gây ngạt mũi, làm các chất nhầy chảy xuống mặt sau của cổ họng. Ban ngày, dịch nhầy được người bệnh xì ra hoặc tự trôi xuống đường tiêu hóa. Nhưng về ban đêm, dịch nhầy dễ ứ lại nơi cổ họng và gây ra phản xạ ho. Ngoài ra, người bệnh sẽ phải thở bằng miệng khi ngủ, dẫn đến khô họng, rát họng, dễ nhiễm khuẩn và gây ho.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm, nhiễm trùng niêm mạc phế quản, làm tăng khả năng nhạy cảm của đường thở với các tác nhân gây bệnh, gây ra phản xạ ho. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường ho khan sau chuyển sang ho đờm đặc khó khạc nhổ, làm giảm khả năng thông khí.

Viêm phổi 

Khi bị viêm phổi người bệnh thường có biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, nặng ngực, đau tức ngực… kèm triệu chứng ho có đờm. Tính chất đờm thường là đặc quánh, dính lại, màu rỉ sắt. 

Hen suyễn 

Hầu hết những người mắc hen suyễn đều có hiện tượng ho, đặc biệt xuất hiện nhiều về đêm và sáng sớm kèm theo khó thở. Những triệu chứng đầu tiên của bệnh hen suyễn là ho, thở rít, tần suất tăng dần và nặng hơn về đêm. 

Bệnh dạ dày trào ngược

Bệnh khiến dịch vị dạ dày trào ngược, có thể gây viêm họng mạn tính, đặc biệt khi ngủ, dịch ợ lên nhiều hơn do vừa ăn no, khiến tình trạng ho về đêm trầm trọng hơn.

Xem thêm: Bạn biết gì về bệnh viêm phổi do bị nhiễm hóa chất?

Biện pháp phòng chống các bệnh gây ho về đêm kéo dài

Để phòng tránh các căn bệnh trên gây ho kéo dài về ban đêm, bạn nên thực hiện các biện pháp sau: 

Không tự ý sử dụng thuốc 

Có nhiều bệnh dẫn đến ho kéo dài, nếu không xác định đúng nguyên nhân mà tự ý sử dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ, biến chứng làm bệnh nặng thêm, hoặc gây ra hiện tượng nhờn thuốc sẽ rất nguy hại cho sức khỏe.

Vệ sinh vùng mũi họng 

Người bệnh nên súc miệng và vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý. Khi vi khuẩn được tiêu diệt, tình trạng viêm sẽ giảm, cải thiện các cơn ho.

Sử dụng các biện pháp giảm ho 

Các bài thuốc dân gian với mật ong, ô mai, đường phèn, chanh, quất, bạc hà,... có thể giúp làm giảm nhẹ chứng đau họng và ho kéo dài.

Tránh tiếp xúc với môi trường nhiễm 

Tránh xa môi trường độc hại, nhiều khói bụi, lông động vật,... giúp hạn chế tình trạng ho nặng hơn.

Uống nhiều nước 

Uống nhiều nước sẽ làm loãng chất nhầy trong mũi và đờm ở cổ họng, điều này giúp cơn ho giảm đi nhanh chóng.

>>> Xem thêm: Người bị viêm phổi nên ăn gì để nhiều có nhiều lợi ích cho sức khỏe?

Giải pháp giúp phòng ngừa và hạn chế ho kéo dài về đêm

Bên cạnh biện pháp phòng bệnh trên, chuyên gia khuyên người mắc nên kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để cải thiện các triệu chứng và nâng cao sức khỏe đường hô hấp, từ đó giảm nguy cơ tái phát bệnh. Một trong số những sản phẩm hỗ trợ giảm và ngăn ngừa chứng ho khan, ho kéo dài về đêm hiệu quả lại an toàn cho sức khỏe được nhiều người tin tưởng sử dụng hiện nay đó chính là sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính Fibrolysin.

Trong sản phẩm có chứa thành phần từ thảo dược như: Fibrolysin, Nhũ hương, Bán biên liên, Xạ đen, Xạ can, Tạo giác,… giúp mang đến công dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh. Cụ thể là:

Fibrolysin: Giúp làm giảm sự kích ứng niêm mạc đường thở, từ đó giúp chống viêm, chống sự tăng sinh và phì đại niêm mạc đường hô hấp, có tác dụng trong việc chống xơ hóa, chống tái cấu trúc phổi, phế quản, làm giảm kích ứng đường thở gây ho.

Bên cạnh đó, chiết xuất từ các thảo dược quý có tác dụng như kháng sinh thực vật, giúp kháng viêm, kháng khuẩn và tăng cường chống lại những vi sinh vật gây viêm nhiễm tại phổi, phế quản. Không chỉ giúp diệt khuẩn, các thành phần từ thảo dược còn giúp tăng cường chức năng hệ hô hấp, hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng, giảm ho khan có đờm, long đờm, thanh phế.

Bổ sung thêm các yếu tố vi lượng Selen và Iod giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp tăng miễn dịch tế bào, tăng khả năng chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh, từ đó phòng ngừa bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích về tình trạng ho kéo dài về đêm. Để nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa các bệnh đường hô hấp gây ho kéo dài một cách an toàn, hiệu quả hãy kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày, bạn nhé!

>>> Xem thêm: Ho khan, ho có đờm và những điều bạn cần biết để đề phòng

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.