Chuyên gia trả lời:
Chào bạn Tuấn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với câu hỏi của bạn chúng tôi xin phép được trả lời như sau:
Ho đờm kéo dài có thể trở nên nguy hiểm, cần được kiểm tra và điều trị đúng cách. Đặc biệt nếu tình trạng ho đờm kéo dài hơn 3 tuần không khỏi thì có thể người bệnh đã bị ho có đờm mạn tính. Và đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm. Cụ thể:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Đối với những người hút thuốc lá thường xuyên trong một thời gian dài vài chục năm, khi ho khạc đờm lâu ngày, kèm theo triệu chứng khó thở thì rất có thể đã bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khi mắc bệnh này, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng ho khạc đờm, khó thở thường xuyên, cả ngày, cả lúc nghỉ ngơi và tăng lên khi vận động hoặc có tác nhân gây ra đợt cấp của bệnh.
- Bệnh giãn phế quản
Bệnh giãn phế quản có triệu chứng khá giống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, khi ho, người bệnh sẽ khạc ra đờm có mủ, đặc, màu vàng xanh (giãn phế quản ướt) hoặc đờm có máu (giãn phế quản khô).
- Bệnh lao phổi
Ho đờm kéo dài không khỏi có thể là dấu hiệu của bệnh lao phổi. Hay nói cách khác, lao phổi là nguyên nhân khiến tình trạng ho có đờm kéo dài không dứt. Lúc này, người bệnh có thể ho ra máu tươi. Nếu bệnh nặng, có thể biến chứng suy hô hấp và tử vong.
Tóm lại, ho có đờm thường là biểu hiện của các bệnh cấp tính (cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm xoang cấp,…). Tuy nhiên, nếu ho kéo dài không khỏi, đờm đặc, lẫn máu hoặc mủ, kèm theo khó thở, tức ngực thì có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, khi bị ho đờm kéo dài không khỏi, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo sử dụng sản phẩm thảo dược có chứa thành phần chính là Fibrolysin. Đây là một phức hợp muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane, có tác dụng kháng viêm và ngăn ngừa quá trình xơ hóa, tái cấu trúc đường thở, giúp tăng sức đề kháng, kháng viêm từ đó giúp giảm tình trạng đờm, ho. Các thành phần khác trong sản phẩm như Cao tạo giác, Bán biên liên, Xạ đen, Nhũ hương,... cũng đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng về thành phần có khả năng giúp vết thương nhanh phục hồi, giảm kích ứng đường thở. Vì thế, bạn Tuấn có thể tham khảo sử dụng sớm để bảo vệ đường hô hấp bạn nhé! Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận để được các chuyên gia hô hấp đầu ngành giải đáp nhé.
Thân ái!
Chuyên gia hô hấp