“Bí quyết” gì giúp ông Ngẫm “tạm biệt” các cơn ho, khó thở đến kiệt sức, ròng rã suốt 4 năm ròng rã do bệnh phổi mạn tính

Chỉ cách đây hơn 1 tháng ông Vũ Đình Ngẫm (Sinh năm 1957 thôn Quang Tiền, xã Bình Minh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) trông chỉ còn da bọc xương, ho rút ruột, rút gan, phải nhập viện nhiều lần do mắc bệnh phổi mạn tính. Ho nhiều nên ông mệt đến mức không thể tự đi được, chỉ 5 mét là phải có người dìu, thở dốc, đến nỗi khi tắm cũng không thể tự kỳ. Vậy mà chỉ sau hơn 1 tháng, ông đã dứt ho, thở dễ dàng, xách được xô nước bằng thùng sơn nhẹ nhàng. Vậy bí quyết của ông Ngẫm là gì?

Gầy yếu, mệt mỏi, suy sụp vì ho nhiều, khó thở do bệnh phổi mạn tính

Ông Ngẫm năm nay 62 tuổi. Ông học ngành công an năm 1973, năm 1975 tốt nghiệp ra trường và công tác trong ngành cho đến tuổi nghỉ hưu. Từ khi bắt đầu đi làm, ông Ngẫm đã hút thuốc lá và nghiện thuốc nặng trong vòng 35 năm. Cách đây gần 4 năm, tháng 5/2016 ông Ngẫm mắc bệnh phổi mạn tính giai đoạn 4. Sau trận sốt cao, người mệt, không nhấc chân lên được, ông được người nhà đưa đi khám và bác sĩ đã giới thiệu ông ra bệnh viện Lao phổi Hải Dương.

Ông kể: “Lần đầu tiên tôi sốt cao và người mệt lắm, tưởng bị cúm nhưng đi tiêm cúm không khỏi, lên cầu thang không nhấc được chân. Con cháu đưa tôi đi khám, không hiểu nặng nhẹ thế nào mà họ giới thiệu lên tuyến trên là bệnh viện Lao phổi Hải Dương. Tôi nằm viện mất 15 ngày để điều trị, dùng bao nhiêu là thuốc, từ thuốc uống, thuốc tiêm đến thuốc xịt. Dùng nhiều thuốc quá nên tôi càng mệt. Bác sĩ nói tôi bị bệnh phổi mạn tính nên ra viện phải điều trị hàng tháng, đến hạn là phải đến viện khám và lấy thuốc”.

Sau đợt điều trị đó, bệnh của ông Ngẫm thuyên giảm một phần, ho đỡ hơn nhưng người mệt. 6 tháng sau bệnh của ông tái phát. Ho nặng hơn, người mệt hơn.

“Tôi ho suốt ngày suốt đêm, đi 5 mét đã mệt, phải ngồi xuống để nghỉ. Khi đi lên cầu thang tới tầng 2 là tôi thấy dốc sức, thở gấp, thở không khác gì là vận động viên chạy việt dã tới đích, ngồi tại chỗ thở, người ta thở thế nào thì tôi thở như thế”.  Ông Ngẫm chia sẻ thêm.

Thấy thế, ông Ngẫm lại đi khám, lần này thì bệnh án ghi bị viêm phổi mạn tính giai đoạn 4 - giai đoạn cuối của căn bệnh này.

Theo những gì ông và gia đình kể lại, ông bị bệnh rất nặng. Ho không ngủ được, ho suốt cả ngày cả đêm, khi mệt quá chợp mắt được một lúc thì gần sáng ông lại phải chịu một cơn họ thắt ruột thắt gan nữa khoảng gần nửa tiếng. “Tôi ho khổ lắm, đã ho còn mệt, hết cơn ho là cơn thở rút. Thậm chí đi tắm cũng không thể tự kỳ được người, không vệ sinh được, không hết ho, như“con gà hen” không thoát được đờm khỏi cổ”.

Gần đây ông ho ra cả đờm xanh, đặc quánh: “Lúc đó tôi nghĩ, nguy hiểm rồi vì đờm như có mủ xanh, không ăn uống được gì, tôi sút cân từng ngày, người chỉ còn da bọc xương. Tôi gọi các con lại bảo, khả năng bố không sống được, mua cho bố bộ quần áo để khi chết bố được mặc áo mới”. Ông Ngẫm kể lại với giọng ngậm ngùi.

>>>Xem thêm: Ho kéo dài về đêm báo hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.