Những cơn đau ngực khó thở đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Đồng thời, tỷ lệ người bị đau ngực khó thở ngày một gia tăng và có xu hướng trẻ hóa với nhiều dấu hiệu khác như: Thở gấp, đờm có máu, tim đập nhanh,... Nếu không chữa trị kịp thời, đau ngực khó thở sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy bạn cần cảnh giác.
Tổng quan về đau ngực khó thở
Như đã nói ở trên, đau ngực khó thở là tình trạng rất thường gặp đối với tất cả mọi người. Xem ngay phần tổng quan bên dưới để giải mã những cơn đau ngực khó thở.
Đau ngực khó thở là bệnh gì?
Đau ngực là cơn đau xảy ra ở bất kỳ vùng nào trên ngực. Người bệnh không chỉ cảm thấy đau nhói ở ngực mà còn có thể đau ở ức, lưng, phổi, xương sườn và cơ. Các cơn đau ngực đôi khi đau quặn bất chợt hoặc đau âm ỉ kéo dài. Đau ngực thường không liên tục, nhiều trường hợp kéo dài vài giây, phút đến hàng giờ. Nhưng đau ngực cũng có thể kéo dài sáu tháng hoặc lâu hơn.
Khó thở là cảm giác khó khăn trong quá trình thở. Khó thở có thể là một triệu chứng liên quan đến bệnh tim hoặc phổi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị khó thở tạm thời bởi tập luyện dưới cường độ cao hoặc hoạt động thể chất khác. Bạn hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm về các nguyên nhân đau ngực khó thở, cách chẩn đoán và điều trị,...
Nguyên nhân gây ra đau ngực khó thở
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau ngực khó thở, tuy nhiên nguyên nhân cốt lõi là tái cấu trúc, xơ hóa đường thở. Đây là tình trạng thay đổi cấu trúc niêm mạc ở phế quản và phổi. Quá trình xơ hóa và tái cấu trúc đường thở diễn tiến với 3 đặc điểm chính yếu là:
-
Niêm mạc đường thở dày lên.
-
Niêm mạc đường thở dần dần bị xơ hóa.
-
Mất chức năng thông khí và “tống” tác nhân gây hại ra khỏi đường thở.
Khi đường thở bị tái cấu trúc sẽ dẫn đến các hệ lụy như: Giảm chức năng hô hấp gây khó thở, đau ngực, mệt mỏi,...; Tăng nhạy cảm với yếu tố gây bệnh khiến viêm nặng hơn và đau ngực khó thở không thuyên giảm; Tái cấu trúc đường thở làm suy giảm sức đề kháng và khiến hệ miễn dịch suy yếu, đau ngực khó thở tái đi tái lại.
Tái cấu trúc, xơ hóa đường thở - Nguyên nhân cốt lõi gây đau ngực khó thở
Đau ngực khó thở là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Khó thở có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây là một số bệnh gây khó thở hay gặp: Hen suyễn, béo phì, lao, thiếu máu, viêm phổi, viêm phế quản, tràn khí màng phổi, khí phế thũng, xơ phổi, tăng áp động mạch phổi, sốc phản vệ, hẹp van dưới thanh quản, bệnh phổi kẽ,...
Bên cạnh đó, suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, phản ứng dị ứng, viêm nắp thanh quản, viêm màng phổi,... cũng là những bệnh hàng đầu gây ra chứng khó thở. Khi bị khó thở người bệnh có thể mắc các triệu chứng khác như lo lắng, đờm có máu, chấn thương ngực, tức ngực, ho, chóng mặt, thở khò khè, thở nhanh, đau cổ, ngất xỉu,...
Đau ngực chính là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của các bệnh liên quan đến tim, có thể kể đến là đau thắt ngực, bệnh cơ tim, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, bóc tách động mạch chủ,... Ngoài ra, khi mắc phải triệu chứng đau ngực, người bệnh có thể đối mặt với một số bệnh khác như: Trào ngược axit, viêm túi mật, viêm tuyến tụy, co thắt phế quản, tràn khí màng phổi, bệnh zona, rối loạn thực quản, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,...
Đau ngực khó thở được chẩn đoán như thế nào?
Đã bao giờ bạn thắc mắc “Đau ngực khó thở được chẩn đoán như thế nào?”. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ phương pháp chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm của tình trạng đau ngực khó thở.
Khám lâm sàng chẩn đoán đau ngực khó thở
Các bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên việc khám sức khỏe toàn diện cho người bị đau ngực khó thở và mô tả đầy đủ về các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Khi khám lâm sàng, bạn cần cho bác sĩ biết về tần suất xuất hiện chứng đau ngực khó thở, mỗi lần kéo dài bao lâu và mức độ.
Khám lâm sàng giúp chẩn đoán tình trạng đau ngực khó thở
Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân đau ngực khó thở
Bên cạnh việc thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh như: Xét nghiệm máu; Kiểm tra chức năng phổi (đo phế dung); Đo oxy xung; Chụp X-quang; Đo điện tâm đồ (ECG hoặc EKG); Đo nồng độ enzyme; Siêu âm tim; Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT);...
Đau ngực khó thở uống thuốc gì?
Thuốc được sử dụng để điều trị một số nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đau ngực bao gồm:
- Thuốc giãn động mạch (Nitroglycerin): Làm giãn các động mạch tim, giúp máu có thể lưu thông dễ dàng hơn.
-
Chất làm loãng máu: Can thiệp vào quá trình đông máu để ngăn hình thành máu đông nhiều hơn.
- Thuốc làm tan huyết khối: Thuốc có tác dụng làm tan máu đông cản trở máu đến cơ tim.
-
Thuốc ức chế axit: Làm giảm lượng axit trong dạ dày nếu đau ngực do axit dạ dày bắn vào thực quản.
-
Thuốc chống trầm cảm: Nếu bạn đang lên cơn hoảng sợ bác sĩ có thể kê thuốc này để giúp kiểm soát các triệu chứng.
Dưới đây là những thuốc mà bác sĩ thường sử dụng trong điều trị khó thở:
- Thuốc giãn phế quản và steroid: Giúp khai thông đường thở, cải thiện chức năng hô hấp nếu khó thở có liên quan đến bệnh hen suyễn.
-
Thuốc giảm ho, long đờm (Acetylcystein, bromhexin,...): Hỗ trợ tiêu đờm khi đờm dãi gây bít tắc đường thở, ảnh hưởng đến chức năng thông khí.
-
Thuốc kháng sinh, chống viêm (Amoxicillin, penicillin,...): Giúp điều trị tình trạng viêm đường hô hấp gây khó thở.
Người bệnh chỉ được sử dụng thuốc điều trị đau ngực khó thở khi có sự chỉ định của bác sĩ và nhân viên y tế
Sử dụng các giải pháp trên vừa gây tổn thương lớn đến tế bào lành của cơ thể vừa gây tác dụng phụ. Chính vì vậy, việc nâng cao sức đề kháng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp gia tăng hiệu quả điều trị. Chuyên gia khuyên rằng, người bệnh có thể bổ sung sản phẩm thảo dược có chứa thành phần chính Fibrolysin trong việc hỗ trợ điều trị đau ngực khó thở, đồng thời chống lại nguyên nhân cốt lõi là tái cấu trúc, xơ hóa đường thở; Tăng cường sức đề kháng cho người bệnh và giảm nguy cơ viêm nhiễm, chống oxy hóa.
Bởi vì, theo nghiên cứu, hoạt chất Fibrolysin có tác dụng đảo ngược hiện tượng tái cấu trúc cũng như là xơ hóa đường thở, từ đó giúp chống viêm từ gốc và chống oxy hóa. Với những ưu điểm nổi trội, Fibrolysin đã nhanh chóng được các nhà khoa học khai thác và ứng dụng trong hỗ trợ điều trị, phòng ngừa triệu chứng đau ngực khó thở, đặc biệt đây còn là cách chữa khó thở về đêm hiệu quả.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hỗ trợ điều trị đau ngực khó thở, người bệnh nên lựa chọn sản phẩm chứa thành phần chính từ Fibrolysin kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Cao xạ đen, cao bán biên liên, cao tạo giác, chiết xuất nhũ hương,...
Sản phẩm thảo dược chứa Fibrolysin là công thức toàn diện dành cho người đau ngực khó thở
>>>XEM THÊM: Khó thở và cách điều trị.
Bị đau ngực khó thở, khi nào cần gặp bác sĩ?
Đau ngực khó thở và mệt mỏi không rõ nguyên nhân có thể là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Nếu đột nhiên có các triệu chứng khác, chẳng hạn như cảm giác nghiền nát trong lồng ngực, đau hàm, đau cánh tay trái hoặc lưng, tim đập nhanh,... bạn nên đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu ngay, đặc biệt là khi việc dùng thuốc chống viêm không làm thuyên giảm các triệu chứng.
Khi đau ngực khó thở xảy ra cấp tính cần gọi cấp cứu ngay
Những cách phòng tránh đau ngực khó thở
Theo các chuyên gia, yếu tố nguy cơ hàng đầu của đau ngực khó thở là hút thuốc. Vì vậy, nếu bạn hút thuốc, hãy cai thuốc lá để phòng tránh các cơn đau ngực khó thở. Bạn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa hiệu quả chứng đau ngực khó thở:
-
Tuân thủ kế hoạch điều trị một số bệnh có liên quan để ngăn ngừa đau ngực khó thở.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống để cơ thể luôn khỏe mạnh: Bạn nên ăn ít chất béo, ăn nhiều chất xơ, bổ sung ngũ cốc,... nhằm xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học.
-
Tránh sinh sống và làm việc ở nơi ô nhiễm không khí: Bởi vì ô nhiễm không khí có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp.
-
Duy trì cân nặng ở mức phù hợp: Điều này giúp bạn tránh được một số rủi ro khác về sức khỏe.
-
Tránh vận động quá sức: Hoạt động thể chất với cường độ cao có thể gây đau ngực khó thở trong thời gian ngắn. Do đó, bạn cần giảm thiểu việc vận động quá sức để ngăn chặn đau ngực khó thở xảy ra.
-
Sử dụng sản phẩm thiên nhiên chứa thành phần chính Fibrolysin hoặc cao xạ đen, cao bán biên liên, cao tạo giác,...
-
Bên cạnh đó, chế độ tái khám và theo dõi định kỳ sức khỏe là hết sức cần thiết để phòng ngừa đau ngực khó thở.
Một lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp phòng ngừa mắc đau ngực khó thở
Bài viết đã giải đáp cho bạn những thắc mắc về chứng “Đau ngực khó thở là gì?” và cách phòng ngừa, điều trị. Bên cạnh việc thay đổi lối sống, điều trị một số bệnh có liên quan, bạn đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là Fibrolysin mỗi ngày để luôn khỏe mạnh nhé!
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến tình trạng đau ngực khó thở, bạn hãy để lại thông tin câu hỏi dưới bài viết, chuyên gia tư vấn sẽ hỗ trợ giải đáp.
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicinenet.com/shortness_of_breath/symptoms.htm
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321650#causes
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chest-pain/diagnosis-treatment/drc-20370842