Cảnh giác viêm phổi bệnh viện - Thông tin bạn cần biết

Viêm phổi bệnh viện (HAP) là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân là do người mắc viêm phổi bệnh viện đã có sẵn bệnh nền và loại vi khuẩn gây bệnh có thể kháng nhiều loại kháng sinh. Do đó, bạn đọc cần nắm vững thông tin về bệnh viêm phổi bệnh viện để có thể phòng ngừa và điều trị kịp thời. 

Viêm phổi bệnh viện là gì?

Viêm phổi bệnh viện (HAP) là tình trạng không ủ bệnh tại thời điểm nhập viện và xảy ra ít nhất 48 giờ sau khi nhập viện. Đây là tình trạng nhiễm trùng bệnh viện phổ biến thứ hai (sau nhiễm trùng đường tiết niệu) và chiếm 15-20% tổng số bệnh. 

Những người bệnh đang sử dụng máy thở ở khoa hồi sức tích cực (ICU) thường có nguy cơ mắc viêm phổi bệnh viện cao hơn. Đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong trong các khoa hồi sức tích cực tại bệnh viện.

Viêm phổi bệnh viện có thể là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng và khiến tổn thương phổi lâu dài. Đặc biệt, khả năng hồi phục ở những người có bệnh nền nghiêm trọng sẽ kém hơn so với những đối tượng khác. 

Tỷ lệ tử vong liên quan đến viêm phổi bệnh viện vẫn rất cao mặc dù đã có sẵn thuốc kháng sinh hiệu quả. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp tử vong đều do chỉ mắc bệnh viêm phổi mà có liên quan đến bệnh nền khác.

benh-viem-phoi-benh-vien-co-ty-le-tu-vong-vo-cung-cao

Bệnh viêm phổi bệnh viện có tỷ lệ tử vong vô cùng cao

Nguyên nhân dẫn đến viêm phổi bệnh viện

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phổi bệnh viện là do vi khuẩn cư trú tại vùng hầu họng hoặc đường hô hấp trên của những người bị bệnh nặng. Phổi nhiễm khuẩn huyết hoặc hít phải khí dung bị ô nhiễm (các hạt trong không khí có chứa các loài Legionella, Aspergillus hoặc virus cúm) là những nguyên nhân ít phổ biến hơn.

Vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện phần lớn là vi khuẩn gram âm hiếu khí đường ruột, thường gặp là Pseudomonas aeruginosa. Bên cạnh đó, cầu khuẩn gram dương cũng có khả năng gây viêm phổi bệnh viện, đặc biệt là tụ cầu vàng nhạy cảm với methicillin và S. aureus kháng methicillin - MRSA.

Dùng Corticosteroid liều cao cũng làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Legionella và Pseudomonas. Các bệnh phổi như xơ nang và giãn phế quản cũng làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn gram âm, kể cả những chủng kháng kháng sinh.

Bệnh viêm phổi bệnh viện cũng có thể lây lan do nhân viên y tế. Vi khuẩn có thể lan truyền từ tay, quần áo hoặc dụng cụ cá nhân từ người này sang người khác. Đây là lý do tại sao rửa tay, mặc quần áo bảo hộ và sử dụng các biện pháp an toàn khác rất quan trọng trong bệnh viện.

Tuy nhiên, nguyên nhân cốt lõi gây ra bệnh viêm phổi được các chuyên gia nhận định là do xơ hóa và tái cấu trúc đường thở. Đây là tình trạng cấu trúc niêm mạc phế quản, phổi bị thay đổi khiến đường thở dày lên, niêm mạc đường thở xơ hóa, mất chức năng thông khí và loại bỏ tác nhân có hại như vi khuẩn, bụi bẩn,...

viem-phoi-benh-vien-nguyen-nhan-chu-yeu-la-do-vi-khuan

Viêm phổi bệnh viện nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn

>>> XEM THÊM: Nhận biết dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh để điều trị

Các đối tượng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi bệnh viện

Nhiễm vi khuẩn là lý do chính khiến người bệnh mắc viêm phổi bệnh viện. Tuy nhiên, một số đối tượng sau đây dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn, bao gồm:

  • Uống quá nhiều rượu.
  • Đã từng phẫu thuật bụng, ngực, đầu, cổ.
  • Hệ miễn dịch kém do điều trị ung thư, hoặc sử dụng một số loại thuốc hay do có vết thương nặng.
  • Người có rối loạn chức năng phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bất thường lồng ngực, chức năng phổi bất thường.
  • Người bệnh hôn mê, khó nuốt do bệnh lý hệ thần kinh hoặc thực quản làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi hít.
  • Trẻ sơ sinh, người già trên 65 tuổi.
  • Người đặt nội khí quản hoặc mở khí quản, hay đang sử dụng máy thở.
  • Người đặt ống thông mũi dạ dày.

Triệu chứng điển hình của viêm phổi bệnh viện

Triệu chứng của viêm phổi bệnh viện thường biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào chủng vi khuẩn gây bệnh, độ tuổi và sức khỏe của người bệnh. Thông thường, triệu chứng của viêm phổi bệnh viện có thể bao gồm:

  • Ho có đờm màu xanh lục hoặc giống như mủ.
  • Sốt và ớn lạnh.
  • Cảm thấy khó chịu, bứt rứt hoặc cảm giác bị ốm.
  • Ăn không ngon.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Đau ngực dữ dội và có thể tồi tệ hơn khi hít thở sâu hoặc ho.
  • Khó thở.
  • Tim đập nhanh kèm huyết áp giảm.
  • Thay đổi tinh thần hoặc bị lú lẫn (dấu hiệu hay gặp ở người lớn tuổi). 

trieu-chung-dien-hinh-cua-viem-phoi-benh-vien-la-ho-co-dom-mau-xanh-luc-hoac-mu

Triệu chứng điển hình của viêm phổi bệnh viện là ho có đờm màu xanh lục hoặc mủ 

Cảnh báo biến chứng nguy hiểm của viêm phổi bệnh viện 

Ngay cả khi được điều trị, một số trường hợp mắc viêm phổi bệnh viện cũng có thể gặp các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao dễ mắc bệnh, bao gồm:

  • Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn từ phổi có thể xâm nhập vào máu, lây nhiễm bệnh sang các cơ quan khác, nguy hiểm hơn có thể gây suy nội tạng.
  • Tràn dịch màng phổi: Viêm phổi có thể gây ra chất lỏng tích tụ ở màng phổi. Nếu lượng dịch trong khoang màng phổi tăng lên gây khó thở thì người bệnh cần được chọc hút hoặc dẫn lưu dịch.
  • Áp xe phổi: Tình trạng này xảy ra nếu mủ hình thành trong khoang phổi. Áp xe phổi thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh, phẫu thuật hoặc dẫn lưu bằng kim hay ống dài đặt vào ổ áp xe để loại bỏ mủ.
  • Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS): Viêm phổi làm cho quá trình thở trở nên khó khăn, làm giảm oxy máu và dễ dẫn đến tình trạng ARDS.

Hướng dẫn điều trị viêm phổi bệnh viện hiệu quả

Cách hiệu quả nhất để điều trị viêm phổi bệnh viện chính là dùng kháng sinh theo kinh nghiệm để chống lại các vi khuẩn kháng thuốc. Ban đầu, người bệnh thường được dùng kháng sinh mạnh, phổ rộng, thích hợp với đa số trường hợp để có thể giảm thiểu tình trạng tử vong. 

Sau đó, dựa trên đáp ứng lâm sàng, kết quả nuôi cấy và xét nghiệm độ nhạy kháng sinh, bác sĩ sẽ lựa chọn các loại kháng sinh phổ hẹp hơn để cải thiện tình trạng kháng kháng sinh, đồng thời giảm chi phí điều trị. Tuy nhiên, tùy vào vi khuẩn gây bệnh và khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh mà có thể thể thay đổi linh hoạt cách điều trị. Bác sĩ có thể lựa chọn kháng sinh mà vi khuẩn còn nhạy cảm hoặc phối hợp kháng sinh nếu cần thiết.

dung-khang-sinh-diet-vi-khuan-gay-viem-phoi-benh-vien

Dùng kháng sinh diệt vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện 

Để quá trình điều trị viêm phổi bệnh viện có hiệu quả tốt nhất, có thể:

  • Tiêm kháng sinh ở liều tối ưu qua đường tĩnh mạch để điều trị nhiễm trùng phổi. Sau đó chuyển sang đường uống nếu người bệnh đáp ứng tốt hoặc sử dụng thêm kháng sinh dạng khí dung nếu không đáp ứng điều trị với đường tiêm.
  • Sử dụng oxy nhân tạo để giúp người bệnh thở tốt hơn và kết hợp các phương pháp điều trị phổi khác giúp làm lỏng và loại bỏ chất đờm nhầy ra khỏi phổi.

Mặc dù việc sử dụng kháng sinh bừa bãi là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển của tình trạng kháng thuốc nhưng việc dùng đầy đủ thuốc kháng sinh theo kinh nghiệm ban đầu là yếu tố chính quyết định đến một kết quả tối ưu nhất.

>>> XEM THÊM: 3 cách điều trị viêm phổi ở người lớn mà ai cũng cần biết

Sử dụng thảo dược nâng cao sức khỏe phổi

Viêm phổi bệnh viện nói riêng và các bệnh viêm phổi nói chung tuy có sẵn thuốc tây để điều trị nhưng chỉ giúp làm giảm triệu chứng và tỷ lệ tử vong vẫn rất cao. Do đó, ngoài việc sử dụng kháng sinh và tuân thủ phòng ngừa nghiêm ngặt, nhiều người cũng lựa chọn sử dụng thêm sản phẩm thảo dược thiên nhiên nhằm nâng cao sức khỏe phổi hiệu quả mà lại an toàn.

Một hoạt chất chính mới rất được ưa chuộng trong sản phẩm thảo dược là Fibrolysin. Đây là hỗn hợp muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM). Những nghiên cứu mới nhất ở Hoa Kỳ (năm 2007 và 2017) đã chứng minh, Fibrolysin mang lại tác dụng chống xơ hóa, chống tái cấu trúc đường thở, giúp làm giảm triệu chứng viêm mạn tính ở phổi, đường hô hấp, tăng sức đề kháng, sức khỏe của phổi.

Ngoài ra, các thảo dược quý như nhũ hương, tạo giác, bán biên liên, xạ đen,... cũng được kết hợp trong sản phẩm thảo dược để hỗ trợ cải thiện viêm phổi bệnh viện. Chúng có tác dụng như những kháng sinh thực vật giúp chống lại các tác nhân gây bệnh.

fibrolysin-da-duoc-chung-minh-giup-cai-thien-trieu-chung-viem-phoi

Fibrolysin đã được chứng minh giúp cải thiện triệu chứng viêm phổi 

Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi bệnh viện đúng cách

Để phòng viêm phổi bệnh viện, những người đến thăm người thân trong bệnh viện và nhân viên y tế cần thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là một biện pháp phòng ngừa viêm phổi bệnh viện:

  • Vệ sinh tay thường xuyên trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh. 
  • Không nên đi thăm người bệnh nếu bị ốm.
  • Vệ sinh, khử khuẩn và tiệt khuẩn tất các dụng cụ hỗ trợ hô hấp đang sử dụng cho người bệnh.
  • Nhân viên y tế cần vệ sinh tay, thay găng tay và các đồ bảo hộ khác sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Chăm sóc người bệnh bị hôn mê đúng cách để phòng ngừa viêm phổi do hít phải mầm bệnh.
  • Chăm sóc tốt đường hô hấp của người bệnh nằm viện trong thời gian hậu phẫu.
  • Ngưng sử dụng máy thở, ống nội khí quản, ống mở khí quản, ống nuôi ăn cho người bệnh càng sớm càng tốt khi có chỉ định.

Tuy đã có sẵn kháng sinh điều trị hiệu quả nhưng tỷ lệ tử vong liên quan đến viêm phổi mắc phải bệnh viện vẫn rất cao. Do đó, mỗi người nên nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm phổi bệnh viện để góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh.

phong-viem-phoi-benh-vien-la-trach-nhiem-cua-ca-can-bo-y-te-va-nguoi-than

Phòng viêm phổi bệnh viện là trách nhiệm của cả cán bộ y tế và người thân

Viêm phổi bệnh viện là một căn bệnh nguy hiểm đòi hỏi trách nhiệm và ý thức của cả nhân viên y tế và người bệnh. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ được các thông tin cần biết về viêm phổi bệnh viện, từ đó có thể phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. 

Bên cạnh đó, sử dụng các sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ Fibrolysin giúp hỗ trợ nâng cao sức khỏe phổi, cải thiện triệu chứng viêm phổi bệnh viện. Nếu bạn còn câu hỏi gì về viêm phổi bệnh viện thì hãy để lại thông tin liên lạc, chúng tôi sẽ liên hệ để giải đáp nhanh nhất giúp bạn.

Tài liệu tham khảo:

https://www.msdmanuals.com/professional/pulmonary-disorders/pneumonia/hospital-acquired-pneumonia 

https://medlineplus.gov/ency/article/000146.htm

https://emedicine.medscape.com/article/234753-overview 

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.