Những điều bạn cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi ở trẻ em là một bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện nay, nhất là với khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Khi mắc bệnh, trẻ thường có dấu hiệu ho, khó thở, mệt mỏi,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ là gì? Làm thế nào để phòng bệnh? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau. 

Viêm phổi ở trẻ em là gì?

Theo tổ chức y tế WHO và Unicef, viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới năm tuổi. Ở Việt Nam, có khoảng 30-40% trẻ đến khám và nhập viện vì tình trạng này. Các trường hợp gây tử vong do viêm phổi ở trẻ em chiếm 75% các bệnh lý về đường hô hấp.

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi (bao gồm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết và tiểu phế quản tận). Quá trình viêm diễn ra âm thầm khiến cho các tế bào niêm mạc phế quản, phổi dần trở nên tăng sinh, phì đại, xơ hóa, làm đường thở bị thu hẹp, sức đề kháng của hệ hô hấp dần suy yếu, do đó trẻ dễ gặp phải tình trạng ho, khó thở, mệt mỏi,...

 >>>Xem thêm: Bật mí 4 cách chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá mà bạn nên biết. Xem ngay!

Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em

Có rất nhiều tác nhân làm tăng nguy cơ gây mắc viêm phổi ở trẻ nhỏ, trong đó thường gặp nhất là do vi khuẩn, virus, nấm, hóa chất,...

Trẻ trên 5 tuổi thường gặp viêm phổi do các loại vi khuẩn không điển hình như: Mycoplasma Pneumonia, Chlamydia Pneumoniae, phế cầu, các loại siêu vi hô hấp.

Trẻ dưới 5 tuổi thường gặp viêm phổi do vi khuẩn: Phế cầu, liên cầu, tụ cầu vàng, Hib (vi khuẩn Haemophilus influenza týp B). Hib trước đây là một tác nhân quan trọng gây ra viêm phổi ở trẻ, nhưng sau này do có chương trình tiêm ngừa nên tác nhân này hiện không đáng kể.

Đặc biệt, trẻ dưới 2 tháng tuổi mắc viêm phổi có thể do lây nhiễm một số vi khuẩn qua đường sữa mẹ như: E.Coli, Proteus,....

Trẻ dưới 1 tuổi, đẻ non, sức đề kháng kém, suy dinh dưỡng, trẻ em ở các nước nghèo, điều kiện kinh tế, vệ sinh, chăm sóc y tế kém,... là những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm phổi. 

Các triệu chứng viêm phổi ở trẻ

Viêm phổi ở trẻ em có thể biểu hiện thành nhiều triệu chứng khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp: 

Sốt: Khi bị viêm phổi trẻ thường sốt nhưng không cao, rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh thông thường. Vì vậy cha mẹ rất khó nhận biết sớm tình trạng bệnh để đưa trẻ đi khám và điều trị sớm.

Ho: Khi mới bị viêm phổi trẻ thường ho húng hắng, kéo dài 3-4 ngày là khỏi. Nhưng khi viêm phổi nặng thì trẻ thường ho kéo dài, ban đầu là ho khan, sau đó chuyển sang ho đờm có màu xanh hoặc vàng.

Thở nhanh: Đây là biểu hiện sớm của tình trạng viêm phổi. Để nhận biết được các cơn thở nhanh, WHO quy định ngưỡng thở nhanh của trẻ như sau:

+ Trẻ từ 6-12 tháng tuổi: Thở ≥ 50 lần/phút.

+ Trẻ từ 1-5 tuổi: Thở ≥ 40 lần/phút.

Nếu có dấu hiệu rút lõm lồng ngực thì rất có thể tình trạng viêm phổi của trẻ đã trở nên nặng.

Ran ẩm nhỏ hạt: Khi nghe phổi của trẻ, nếu có tình trạng ran ẩm nhỏ hạt thì đây là một trong những dấu hiệu chứng minh con bạn đã bị mắc phải tình trạng viêm phổi.

Dấu hiệu toàn thân: Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, bỏ bú và chán ăn. Ngoài ra nếu trẻ bị viêm phổi nặng có thể gặp phải tình trạng rối loạn tri thức: Trẻ lơ mơ, hôn mê li bì, sốt (nếu sốt cao có thể kèm theo co giật).

Dấu hiệu suy hô hấp nặng: Thở rên, có tiếng cò cứ ở cổ họng, rút lõm lồng ngực nặng, tím tái toàn thân.

Cách phòng bệnh viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi là căn bệnh thường gặp ở trẻ, để phòng và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra các bậc phụ huynh cần thực hiện một số biện pháp sau:

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống thích hợp sẽ làm tăng khả năng miễn dịch của đường hô hấp. Cho trẻ ăn uống hợp lý, thức ăn cần đủ 4 nhóm thực phẩm (ngũ cốc, đạm động vật hoặc đậu đỗ, dầu mỡ, rau quả) là cách giúp trẻ phòng và cải thiện bệnh viêm phổi hiệu quả.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ như: Tiêm vắc-xin viêm màng não, phế cầu khuẩn, Hib, bạch cầu, ho gà để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Nhắc trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng. Không dùng chung đồ ăn, thức uống hoặc đồ dùng cá nhân với người khác. Cần nhắc trẻ không nên chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng khi chưa rửa tay.

Sử dụng máy làm ẩm: Hít thở không khí có độ ẩm thích hợp sẽ làm loãng chất nhầy trong đường hô hấp, giúp thông thoáng đường thở, tốt cho sức khỏe. 

Trường hợp nhà bạn không có máy làm ẩm thì có thể dùng một chiếc khăn ẩm đặt lên mũi và miệng của trẻ để thay thế. 

>>>Xem thêm: Người bị hen suyễn nên ăn gì để giúp đẩy lùi bệnh

 

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.