Xơ hóa phổi – Căn bệnh nguy hiểm bạn nên biết để phòng tránh

Xơ hóa phổi là bệnh nguy hiểm, gây ra tình trạng tổn thương ở mô phổi và tạo ra những cơn khó thở với các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bệnh cần được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời. Vậy xơ hóa phổi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh như thế nào?

Xơ hóa phổi là gì?

Xơ hóa phổi (còn gọi xơ phổi) là một căn bệnh xảy ra khi có tổn thương tại các nhu mô phổi, làm cho lớp mô này bị xơ và hình thành sẹo hóa. Mô xơ ở phổi thường dày và cứng, gây khó khăn cho hoạt động hít – thở bình thường của cơ thể.

Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là người từ 50 đến 70 tuổi. Tùy vào mức độ bệnh mà người mắc xơ hóa phổi có tuổi thọ khác nhau, thời gian trung bình chỉ từ 3 - 5 năm.

Nguyên nhân gây xơ hóa phổi

Quá trình xơ hóa phổi và mức độ của các triệu chứng này có thể khác nhau ở mỗi người. Trong một số trường hợp, bệnh xơ phổi cũng có thể xuất hiện một cách tự phát (gọi là xơ phổi vô căn) nhưng trong hầu hết các trường hợp còn lại, nguyên nhân gây bệnh có thể là do:

  • Biến chứng của bệnh viêm phổi, lao phổi.

  • Do mắc bệnh mô hạt, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp.

  • Bệnh bụi phổi dẫn đến xơ phổi.

  • Viêm phổi do nấm, viêm phế nang.

  • Do mắc viêm phế quản, viêm phổi mạn tính, giãn phế quản, giãn phế nang.

  • Do hít phải hơi độc, hóa chất độc hại…

hit-phai-hoi-doc,-hoa-chat-doc-hai-co-nguy-co-gay-ra-xo-hoa-phoi

Hít phải hơi độc, hóa chất độc hại có nguy cơ gây ra xơ hóa phổi.

Ngoài ra, xơ hóa phổi xảy ra cũng có thể do các nguyên nhân sâu xa là do tình trạng tái cấu trúc, xơ hóa đường thở. Đây là tình trạng thay đổi cấu trúc niêm mạc phế quản và phổi. Quá trình này diễn tiến với 3 đặc điểm chủ yếu là: Đường thở dày lên; niêm mạc đường thở xơ hóa; mất chức năng thông khí và loại bỏ tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus,... ra khỏi đường thở.

>>> XEM THÊM: Phác đồ điều trị viêm phổi và biện pháp phòng ngừa cho bạn

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ dẫn đến xơ hóa phổi?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ làm tổn thương phổi của bạn và dẫn đến tình trạng xơ hóa phổi. Có thể kể đến như:

  • Tuổi tác, giới tính: Xơ hóa phổi thường xuất hiện chủ yếu ở những người nằm trong độ tuổi trung niên trở lên, bệnh cũng gặp ở nam nhiều hơn nữ giới.

  • Người hút thuốc lá (hoặc người thường hít phải khói thuốc): Thuốc lá chiếm đến 90% nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp, bao gồm cả xơ hóa phổi. Những người đã từng hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn, thậm chí bệnh nặng có thể gây ra ung thư phổi.

  • Người thường tiếp xúc với môi trường làm việc nhiều khói bụi như khai thác mỏ, xây dựng,…

  • Người đã từng điều trị ung thư bằng xạ trị, hóa trị (do các phương pháp này có thể làm ảnh hưởng đến tế bào nhu mô của phổi).

  • Người dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trào ngược dạ dày thực quản.

  • Do di truyền: Xơ phổi, xơ nang có thể liên quan đến yếu tố gia đình và di truyền. Nếu trong nhà có người đã mắc phải căn bệnh này, thì bạn vẫn tiềm ẩn khả năng mang gen bệnh và có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

Dấu hiệu nhận biết xơ hóa phổi là gì?

Tùy vào mức độ và diễn biến của bệnh xơ hóa phổi mà người bệnh có triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng ban đầu biểu hiện tương đối nhẹ và theo thời gian bệnh nặng hơn, các triệu chứng bắt đầu rõ ràng.

Khi bị xơ hóa phổi, các triệu chứng mà người bệnh gặp phải bao gồm:

  • Khó thở, đặc biệt sau khi ho, tập thể dục hay vận động cơ thể.

  • Ho khan; ho kéo dài (có thể ho ra máu).

  • Cảm giác mệt mỏi, chán ăn,  sụt cân không rõ nguyên nhân.

  • Đau tức ngực, đầu ngón tay bị tím tái.

xo-hoa-phoi-co-the-gay-ra-met-moi-chan-an-sut-can-khong-ro-nguyen-nhan

Xơ hóa phổi có thể gây ra mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân.

Xơ hóa phổi có nguy hiểm không?

Xơ hóa phổi là bệnh nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng vì gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Bệnh kéo dài theo người mắc đến suốt đời mà không thể khỏi hoàn toàn.

Xơ hóa phổi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Suy hô hấp: Xảy ra khi nồng độ oxy trong máu giảm mạnh và thường diễn ra ở giai đoạn cuối của bệnh.

  • Suy tim phải: Diễn ra khi tâm thất phải của tim hoạt động quá năng suất để di chuyển máu qua các động mạch phổi bị tắc nghẽn một phần.

  • Tăng áp lực động mạch phổi: Tình trạng này bắt đầu khi các động mạch và mao mạch nhỏ nhất bị mô sẹo chèn ép, từ đó làm tăng sức cản trở lưu lượng máu trong phổi. Điều này dẫn đến tăng áp lực trong động mạch của phổi và tâm thất phải.

  • Giảm oxy trong máu: Phổi bị xơ hóa làm giảm lưu lượng oxy đi vào máu dẫn đến nguy cơ thiếu oxy, từ đó gây gián đoạn các hoạt động bên trong cơ thể và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

  • Ung thư phổi: Xơ hóa phổi kéo dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển thành ung thư phổi.

Phương pháp chẩn đoán chính xác xơ hóa phổi

Để chẩn đoán chính xác tình trạng phổi xơ hóa, người bệnh sẽ được tiến hành khám lâm sàng và cận lâm sàng, cụ thể:

Khám lâm sàng:

Đầu tiên, bạn sẽ được bác sĩ thăm hỏi về tiền sử bệnh tật, tiền sử gia đình và các dấu hiệu, triệu chứng. Người bệnh cần thành thực trả lời câu hỏi của bác sĩ để giúp quá trình chẩn đoán ban đầu được chính xác hơn.

Không chỉ vậy, bác sĩ còn tiến hành kiểm tra chức năng phổi của người mắc xơ hóa phổi bằng ống nghe. Sau khi đã khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán qua các bước khám cận lâm sàng.

kiem-tra-chuc-nang-phoi-cua-nguoi-bi-xo-hoa-phoi-qua-ong-nghe

Kiểm tra chức năng phổi của người bị xơ hóa phổi qua ống nghe.

Khám cận lâm sàng:

Khám cận lâm sàng giúp xác định quá trình diễn biến xơ hóa phổi bên trong cơ thể để chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Một số phương pháp khám cận lâm sàng được sử dụng trong chẩn đoán xơ hóa phổi là:

  • Chụp X-quang phổi: Phương pháp này giúp đưa ra hình ảnh mô sẹo của xơ hóa phổi, từ đó bác sĩ sẽ chẩn đoán được mức độ và tiến triển của bệnh.

  • Chụp CT phổi: Chụp CT phổi kết hợp với hình ảnh chụp X-quang phổi sẽ cho ra nhiều góc độ khác nhau của cấu trúc phổi bên trong cơ thể. Từ đó giúp chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương của phổi do xơ hóa gây ra.

  • Xét nghiệm máu: Giúp đánh giá chức năng gan, thận, đồng thời loại trừ các bệnh lý khác cũng có những triệu chứng tương tự xơ hóa phổi.

  • Sinh thiết: Được tiến hành bằng cách lấy một mẫu nhỏ mô phổi bên trong cơ thể. Phương pháp này chỉ thực hiện khi cần thiết vì có thể tiềm ẩn những biến chứng tiềm ẩn.

  • Đo nồng độ oxy trong máu: Phương pháp này dùng để theo dõi diễn biến của bệnh.

Cách điều trị xơ hóa phổi hiệu quả

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh xơ hóa phổi mà hướng tới làm giảm triệu chứng và cải thiện quá trình diễn biến xấu của bệnh.

Sử dụng thuốc điều trị

Trong điều trị xơ hóa phổi có hai loại thuốc thường được sử dụng là Pirfenidone và Nintedanib với tác dụng làm chậm quá trình hình thành mô sẹo ở phổi. Không chỉ vậy, hai loại thuốc này còn có tác dụng ngăn chặn sự suy giảm của chức năng phổi.

pirfenidone-va-nintedanib-duoc-su-dung-chu-yeu-trong-dieu-tri-xo-hoa-phoi

Pirfenidone và Nintedanib được sử dụng chủ yếu trong điều trị xơ hóa phổi.

Phương pháp điều trị nâng cao

Trong các trường hợp bệnh tiến triển nặng và không đáp ứng điều trị với thuốc tây y, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng một số phương pháp sau:

  • Liệu pháp oxy: Cung cấp oxy nhân tạo cho cơ thể, giúp người bệnh thở dễ dàng hơn và hỗ trợ cải thiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Liệu pháp oxy còn giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của xơ hóa phổi như suy tim, suy hô hấp nhưng không thể ngăn chặn được sự tổn thương của phổi.

  • Phục hồi chức năng phổi: Qua một số phương pháp phục hồi chức năng phổi như tập thể dục, kỹ năng thở, tư vấn dinh dưỡng hay tư vấn tâm sinh lý,... có thể giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng và cải thiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.  

  • Ghép phổi: Có thể mang lại khả năng cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống và giúp người bệnh sống lâu hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gặp rủi ro và gây ra nhiều biến chứng nên người bệnh cần xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ

Việc kết hợp với sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược nhiên thiên sẽ giúp quá trình kiểm soát bệnh và cải thiện triệu chứng diễn ra nhanh chóng hơn. Người mắc bệnh xơ hóa phổi nên tham khảo sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ Fibrolysin giúp cải thiện triệu chứng ho, khó thở.

fibrolysin-giup-cai-thien-cac-trieu-chung-ho-kho-tho-cua-benh-xo-hoa-phoi

Fibrolysin giúp cải thiện các triệu chứng ho, khó thở của bệnh xơ hóa phổi.

Không chỉ vậy, Fibrolysin là hợp chất của MSM methylsulfonylmethane và muối kẽm gluconat còn có tác dụng tới nguyên nhân sâu xa gây ra xơ hóa phổi là chống tái cấu trúc và xơ hóa đường thở. Điều này giúp chống viêm, kháng khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch của phổi và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của xơ hóa phổi.

Phòng ngừa xơ hóa phổi bằng những cách nào?

Với những nguyên nhân và nguy cơ gây bệnh nhiều như vậy, làm thế nào để bạn có thể phòng ngừa căn bệnh xơ hóa phổi? Câu trả lời là bạn cần thay đổi lối sống và thực hiện các biện pháp dưới đây để giúp khắc phục tình trạng sức khỏe tại nhà:

  • Dừng hút thuốc lá: Nếu bạn hoặc người thân trong nhà đang hút thuốc, hãy dừng ngay điều này lại. Hoặc tránh ở cạnh những người có thói quen hút thuốc.

  • Ăn uống: Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn cho cơ thể và giúp hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh. Đặc biệt ở người mắc các bệnh hô hấp cấp tính, cần bổ sung đủ dưỡng chất và thực phẩm nhiều calo để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.

  • Ăn nhiều trái cây, rau quả tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt,… Đây là những thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Nó cũng giúp tăng cường khả năng chống lại viêm, nhiễm trùng, tổn thương và ngăn chặn sự xơ hóa, lão hóa của các tổ chức tại phổi.

  • Vận động thường xuyên có thể giúp bạn tăng cường chức năng phổi và tăng sức chống chọi của phổi, phế quản với các tác nhân từ môi trường bên ngoài.

  • Dành thời gian để nghỉ ngơi nếu bạn gặp tình trạng viêm, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Đồng thời, bạn cần tuân thủ kế hoạch điều trị, dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp để nhanh chóng đẩy lùi bệnh hiệu quả. Đặc biệt, bạn cần có phương pháp kiểm soát trong trường hợp mắc bệnh hô hấp mạn tính.

trai-cay-rau-xanh-giup-bo-sung-vitamin-va-khoang-chat-cho-nguoi-xo-phoi

Trái cây, rau xanh giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho người xơ phổi.

Câu hỏi thường gặp về xơ hóa phổi

Xơ hóa phổi là bệnh được nhiều người quan tâm và có những câu hỏi thắc mắc. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp và lời giải đáp tương ứng:

1. Người bị xơ hóa phổi nên ăn gì?

Người bị xơ hóa phổi nên ăn một số thực phẩm có tác dụng bổ phổi sau:

  • Các loại cháo: Cháo bách hợp hạt sen, cháo bối mẫu bách hợp ngân nhĩ, cháo gà đương quy kỷ tử,... giúp bổ sung dinh dưỡng cho người mắc bệnh xơ hóa phổi.

  • Các loại rau và trái cây: Chứa các chất chống oxy hóa và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chẳng hạn như táo, đào, kiwi, dưa đỏ, rau cải xanh, rau cải bắp,...

  • Các loại hạt: Óc chó, hạt lanh,... cung cấp cho cơ thể nhiều axit béo omega - 3, chất béo thiết yếu có khả năng chống viêm và thúc đẩy chức năng hoạt động của não bộ.

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo, yến mạch,... chứa nhiều carbohydrate cung cấp glucose và nguồn năng lượng chính cho cơ thể.

  • Sữa và sản phẩm từ sữa: Sữa chua, pho mát,... cung cấp protein, canxi, vitamin D cho cơ thể.

2. Bị xơ hóa phổi sống được bao lâu?

Tùy vào mức độ và tiến triển của xơ hóa phổi mà người bệnh có thời gian sống khác nhau, thông thường là từ 3 đến 5 năm. Người bệnh cần có phương pháp điều trị đúng cách để kéo dài thời gian sống.

3. Phổi có thể phục hồi sau khi bị xơ hóa không?

Câu trả lời là “Không”. Xơ hóa phổi tạo ra vết sẹo (mô sẹo) trên phổi và tồn tại theo người bệnh suốt đời. Do đó, người bệnh cần có phương pháp điều trị và chế độ sinh hoạt lành mạnh để duy trì chức năng phổi cũng như làm chậm quá trình hình thành sẹo do xơ hóa phổi.

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh xơ hóa phổi. Nếu bạn hoặc người thân đang nghi ngờ mắc bệnh xơ hóa phổi, hãy đi khám ngay tại các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm có thành phần chính từ Fibrolysin để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến bệnh xơ hóa phổi, xin vui để lại thông tin để được tư vấn.

Tài liệu tham khảo

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10959-pulmonary-fibrosis
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pulmonary-fibrosis/diagnosis-treatment/drc-20353695
https://www.nhs.uk/conditions/idiopathic-pulmonary-fibrosis/

 

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.