Bị ho và khạc đờm nhiều có phải dấu hiệu lao phổi không?

Chào bác sĩ! Tôi năm nay 33 tuổi. Công việc của tôi thường là quản lý xưởng mộc của gia đình. Cách đây khoảng 2 tuần tôi bị ho nhiều, ho có đờm và đôi khi khạc ra đờm trắng, đục. Cơn ho cũng kéo dài khiến tôi bị đau rát họng và tức ngực khi ho nữa. Tôi cũng có cơn sốt, không phải sốt cao, chỉ là cơn sốt nhẹ nhưng cứ về chiều là bị. 2 tuần liên tục như vậy làm sức khỏe của tôi yếu hẳn, ăn ngủ đều kém dần đi, mua thuốc về uống cũng không đỡ hơn chút nào. Tôi nghe vài người nói bị như vậy có thể là do bị lao phổi, không thì cũng là viêm phổi phế quản gì đó. Hiện tôi rất lo, xin bác sĩ cho tôi lời khuyên ạ. (Phạm Tùng - Sầm Sơn, Thanh Hóa)
Trả lời:

Chuyên gia Nguyễn Thị Ngọc Dinh trả lời:

Chào bạn!

Với các triệu chứng như của bạn mô tả như ho nhiều, khạc đờm, có cơn sốt liên tục về chiều. Và các biểu hiện này kéo dài đã 2 tuần thì rất có thể đặt ra nghi ngờ về bệnh lao phổi. Tuy nhiên bạn lại chưa đi khám, mà mới ra hiệu thuốc mua thuốc về uống. Điều này thật sự không hề tốt chút nào. Bởi việc uống thuốc khi chưa biết bệnh có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường, thậm chí gây nguy hại thêm đến sức khỏe.

Còn với các biểu hiện như bạn mô tả, đây vốn là các dấu hiệu thường gặp ở một người bị nhiễm lao phổi giai đoạn khởi phát, vì thế, lời khuyên đầu tiên dành cho bạn là nên sớm đi khám tại các cơ sở chuyên khoa hô hấp. Khi đến khám, ngoài những biểu hiện lâm sàng, bạn sẽ được làm thêm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh như chụp phim X-quang phổi, sinh thiết phổi, nuôi cấy đờm,... để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và chẩn đoán đúng tình trạng bệnh mà bạn mắc phải. Sau khi đã có kết quả và chẩn đoán được bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị hợp lý nhất cho bạn.

Trong trường hợp không may là bạn được chẩn đoán mắc lao phổi, thì việc điều trị sẽ cần tuân thủ chặt chẽ mọi chỉ dẫn của nhân viên y tế, để có thể chữa khỏi bệnh dứt điểm hoàn toàn. Vậy nếu mắc lao phổi, quá trình điều trị diễn ra như thế nào?

>>> Xem thêm: 5 mẹo giúp người khó thở cải thiện khi tập luyện

Điều trị lao phổi như thế nào?

Việc điều trị lao phổi gồm 2 giai đoạn chính là: Điều trị tấn công và điều trị duy trì.

- Điều trị tấn công: Người bệnh được sử dụng từ 3 - 4 loại thuốc kháng sinh phối hợp để ngăn cản sự tiến triển mạnh của vi khuẩn lao trong thời gian này, diệt phần lớn lượng vi khuẩn trong cơ thể. Thời gian điều trị tấn công trong 2 tháng,

- Điều trị duy trì: Kéo dài từ 4 - 6 tháng, người bệnh vẫn tiếp tục dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn lao còn sót lại trong cơ thể, tránh lao phổi tái phát trong giai đoạn sau sẽ khó chữa hơn.

Ở cả 2 giai đoạn điều trị, người bệnh sẽ cần dùng thuốc đúng liều, đúng giờ, và tuyệt đối không được bỏ dở giữa chừng. Nhất là trong giai đoạn sau, nhiều người bệnh thường chủ quan, vì nghĩ bệnh không còn triệu chứng nên bỏ thuốc sớm. Điều này gây ra nguy cơ lao phổi tái phát rất cao. Bởi lượng vi khuẩn còn tồn lại trong cơ thể lúc này sẽ chuyển sang thể không hoạt động, chúng khu trú và tạo thành các ổ xơ lao (lao phổi thể ổn định), không gây ra bất kỳ biểu hiện rầm rộ nào như trước đó. Nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, sức khỏe người bệnh suy yếu, chúng sẽ bùng phát trở lại và lao phổi tái phát, khó điều trị hơn trước đó. Thậm chí, lúc này vi khuẩn lao kháng thuốc mạnh và gây nhiều biến chứng nặng nề cho cơ thể. Đó là lý do tại sao cần thực hiện quá trình điều trị duy trì sau giai đoạn tấn công cho mọi trường hợp mắc lao phổi.

Bên cạnh việc điều trị bằng các thuốc tây y, để giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh và hỗ trợ điều trị, thì chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học cũng góp phần giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi lại thể trạng ban đầu. Trong đó, sử dụng kết hợp thêm sản phẩm thảo dược có chứa thành phần như Fibrolysin, Nhũ hương, bán biên liên, xạ đen, xạ can,... cũng rất tốt. Vì các thành phần này mang đến tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống xơ hóa và chống tái cấu trúc phổi, phế quản.

Cụ thể hơn, đó là:

Fibrolysin: Giúp chống xơ hóa và chống tái cấu trúc phổi, phế quản. Từ đó giúp ngăn chặn sự hình thành tổ xơ hóa do lao tiến triển thể ổn định, hỗ trợ phục hồi dần chức năng đường thở cho người bệnh.

Thảo dược Nhũ hương, bán biên liên có tác dụng thanh phế, giảm ho, giảm đờm và giúp cải thiện triệu chứng ho, đờm ở người bệnh lao phổi hiệu quả.

Chiết xuất từ Xạ đen, xạ can, tạo giác có tác dụng kháng sinh thực vật, giúp kháng viêm, kháng khuẩn và chống lại vi khuẩn lao trong cơ thể.

Yếu tố vi lượng Selen và Iod giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch tế bào, ngăn ngừa lao phổi tái phát.

Với công dụng tác động toàn diện trên cả nguyên nhân, triệu chứng và giúp phòng ngừa bệnh như vậy, bạn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược hàng ngày để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh nhanh đạt hiệu quả hơn. Ở độ tuổi của bạn nên dùng từ 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần, uống trước bữa ăn 30 phút và sau ăn 1 giờ. Nên duy trì dùng từ 3 - 6 tháng sẽ có hiệu quả tốt nhất.

Chúc bạn sức khỏe!




Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.