Giãn phế quản là bệnh gì? Làm sao để điều trị khỏi?

Chào bác sĩ! Mẹ cháu năm nay đã 67 tuổi, cứ mỗi khi thay đổi thời tiết, nhất là mùa đông xuân hàng năm đều bị ho. Mỗi lần ho như vậy uống thuốc lại khỏi, nhưng năm nào cũng tái phát lại. Cách đây khoảng 1 năm mẹ cháu bị ho ra máu. Cháu đã đưa mẹ đi khám, tiến hành làm các xét nghiệm và chụp cắt lớp thì được bác sĩ kết luận là giãn phế quản. Sau khi điều trị được 1 tuần, bác sĩ có tư vấn cho mẹ cháu đi nút mạch, nhưng mẹ cháu sợ nên sau đó đã xin về nhà. Đến hiện tại sức khỏe mẹ cháu bình thường, nhưng cháu rất lo sẽ gặp lại tình trạng đó thêm lần nữa. Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên. Cháu cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:

Chuyên gia Nguyễn Thị Ngọc Dinh trả lời:

Chào bạn Kiên!

Tình trạng của mẹ bạn đã được bạn mô tả rất kỹ, và đã được bác sĩ đưa ra chẩn đoán xác định là giãn phế quản. Vậy trước hết bạn cần biết được căn bệnh này là gì, và nó gây ảnh hưởng đến đường hô hấp của mẹ bạn như thế nào.

Giãn phế quản là bệnh gì?

Giãn phế quản là bệnh lý xảy ra khi đã có sự viêm nhiễm tích tụ lâu ngày trong hệ thống các đường ống phế quản của cơ thể. Ban đầu, thành phế quản có cấu trúc mềm mỏng và được bao phủ bởi một lớp chất nhầy, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu thông của luồng khí trong cơ thể.

Thế nhưng khi các tác nhân gây hại xâm nhập qua đường thở và tích đọng lại tại phế quản, phổi sẽ gây viêm. Quá trình viêm này ban đầu xảy ra rất nhẹ và không có biểu hiện gì, nên người bệnh sẽ không thể biết là đường thở của mình có sự tổn thương. Nhưng bạn cần biết là ngay từ khi quá trình viêm bắt đầu, nó cũng làm cho quá trình tái cấu trúc, xơ hóa đường thở diễn ra. Sự tái cấu trúc làm cho niêm mạc phế quản bị phì đại, dẫn đến tình trạng thành phế quản sưng, phù nề lên. Lòng ống phế quản bị thu hẹp lại. Viêm cũng làm tăng tiết chất nhầy trong lòng phế quản, gây bít tắc và cản trở sự hít thở, trao đổi khí.

Khi viêm diễn ra ngày càng nặng hơn, quá trình tái cấu trúc, xơ hóa đường thở lặp đi lặp lại sẽ làm phế quản không còn giữ được cấu trúc ban đầu. Lúc này, phế quản bị giãn, phình to ra, thành ống dày lên nhưng đường kính bên trong lại bị thu hẹp. Đó là lý do khiến cho phế quản bị giãn, và chức năng đường thở bị suy giảm. Và khi nó biểu hiện ra ngoài qua những cơn ho liên tục, thì tức là tình trạng viêm nhiễm đã làm cho đường thở ngày càng nhạy cảm hơn. Dẫn đến hiện tượng cứ thay đổi thời tiết, hay có bất kỳ tác nhân nào kích thích sẽ lại gây viêm và ho, thậm chí là cơn ho kéo dài khó dứt.

Khi phế quản bị giãn, nó cũng làm ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu bên trong phổi. Thành phế quản sưng và giãn nở to, gây chèn ép đến các động mạch, tiểu động mạch bên trong phổi khiến cho chúng bị vỡ, dẫn đến tình trạng ho ra máu. Đây chính là tình trạng mà mẹ bạn gặp phải.

>>> Xem thêm: 5 mẹo giúp người khó thở cải thiện khi tập luyện

Điều trị giãn phế quản cần làm gì?

Với trường hợp của mẹ bạn, rất may là đã được đi thăm khám tại bệnh viện và điều trị theo chỉ dẫn của các bác sĩ. Ở đây, việc điều trị trước hết cần xác định đúng nguyên nhân gây ho, và nếu ho do nhiễm khuẩn thì có thể dùng thuốc kháng sinh để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời áp dụng thêm những biện pháp điều trị giúp cải thiện triệu chứng bệnh, giảm ho, giảm đờm.

Với cơn ho ra máu ở người bệnh giãn phế quản, các bác sĩ cũng đã đưa ra hướng điều trị cho mẹ bạn là nút động mạch. Phương pháp này sẽ giúp ngăn lại những động mạch đã bị tổn thương, tránh cho máu không tràn vào phổi, từ đó cải thiện được tình trạng ho ra máu. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cách giúp điều trị triệu chứng, chứ không giải quyết được nguyên nhân sâu xa là vấn đề xơ hóa, tái cấu trúc đường thở. Vì thế, bên cạnh điều trị bằng phương pháp tây y, bạn cũng nên kết hợp một số phương pháp khác để giúp cải thiện sức khỏe hô hấp cho mẹ.

Trong các biện pháp không dùng thuốc hiện nay, thì kết hợp sử dụng những sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị đang là xu hướng mới được nhiều chuyên gia khuyên nên dùng. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm, nhưng nổi bật hơn cả là sản phẩm thảo dược.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!




Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.