Giãn phế quản là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa.

Giãn phế quản là một trong những dạng bệnh có thể gặp ở người mắc bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp dưới. Vậy căn bệnh này do nguyên nhân nào gây nên? Nó tác động đến chức năng hô hấp của bạn như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Giãn phế quản là gì?

Giãn phế quản là tình trạng các ống phế quản bên trong phổi của bạn bị tổn thương vĩnh viễn, đường kính phế quản mở rộng và dày lên nhưng trong lòng ống lại hẹp lại. Sự tổn thương ở phế quản này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các chất nhầy tích tụ, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng thường xuyên và gây tắc nghẽn đường thở, không khí khó lưu thông và suy giảm chức năng hô hấp.

>>> Xem thêm: Ho có đờm màu trắng là dấu hiệu cảnh báo điều gì bất thường ở đường hô hấp?

Các nguyên nhân gây giãn phế quản

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các tổn thương ở phổi và làm giãn phế quản. Trong đó, nguyên nhân đầu tiên được biết đến là tình trạng xơ nang do di truyền, gây ra sự sản xuất chất nhầy bất thường. Các chất nhầy tiết ra ở đường thở trở nên dày và dính hơn, làm tắc nghẽn các ống dẫn khí, dễ gây ra nhiễm trùng tại phế quản.

Bên cạnh yếu tố di truyền, có nhiều nguyên nhân khác cũng dẫn đến giãn phế quản như:

Hệ miễn dịch bất thường.

  •  Bệnh viêm ruột.
  • Bệnh phổi mạn tính.
  •  Mắc hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV); bệnh tự miễn.
  •  Viêm phổi do dị ứng với nấm.
  • Nhiễm trùng phổi như ho gà, lao phổi, viêm phổi do vi khuẩn,…

Triệu chứng của bệnh giãn phế quản

Các triệu chứng của bệnh giãn phế quản thường không biểu hiện rầm rộ ngay từ ban đầu. Bởi những tổn thương ban đầu vốn rất nhẹ, chỉ khi viêm và nhiễm trùng nặng dần lên, các triệu chứng mới thể hiện rõ. Khi đó, các dấu hiệu điển hình của bệnh là:

  • Ho kéo dài hàng ngày, ho ra máu.
  • Có âm thanh bất thường khi thở hoặc thở khò khè, khó thở, đau tức ngực.
  • Ho ra lượng đờm hoặc chất nhầy dày đặc.
  • Cân nặng giảm sút, mệt mỏi.
  • Hội chứng clubbing (thay đổi cấu trúc của móng tay và móng chân).
  • Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên, những lần sau nặng hơn lần trước.

Các triệu chứng này nếu diễn ra ngày càng nhiều, nó có thể khiến cho phế quản bị tổn thương vĩnh viễn và không hồi phục được. Do đó, nếu bạn gặp bất kỳ những dấu hiệu nào kể trên, hãy chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe, sớm phát hiện bệnh.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chữa ho đờm bằng mật ong - Hiệu quả không ngờ.

Chẩn đoán và điều trị giãn phế quản như thế nào?

Khi bạn có dấu hiệu của bệnh và nghi ngờ mình bị giãn phế quản, hoặc bất kỳ bệnh viêm nhiễm đường hô hấp nào khác, việc chẩn đoán sẽ giúp xác định rõ nhất. Để chẩn đoán giãn phế quản, bác sĩ sẽ nghe phổi của bạn để xem có âm thanh bất thường của tiếng thở hay không. Sau đó, bạn có thể được yêu cầu làm xét nghiệm máu và một vài xét nghiệm khác bao gồm:

- Nuôi cấy đờm: Kiểm tra đờm, chất nhầy để tìm vi sinh vật gây nhiễm trùng.

- Chụp X-quang ngực hoặc CT scans: Kiểm tra hình ảnh tổn thương ở phổi.

- Đo chức năng phổi: Kiểm tra dung tích phổi và tìm hiểu sự di chuyển luồng khí trong phổi của bạn.

Khi đã có kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn biện pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần biết bệnh giãn phế quản không có cách nào chữa hết hẳn được. Vì thế, mục tiêu chính của điều trị là kiểm soát nhiễm trùng, dịch tiết ở lòng ống phế quản; ngăn chặn sự tắc nghẽn đường thở và làm giảm tổn thương ở phổi.

Các phương pháp phổ biến trong điều trị giãn phế quản bao gồm:

  • Làm thông thoáng đường thở.
  • Dùng kháng sinh diệt khuẩn, thuốc diệt nấm và virus để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Dùng thuốc giãn phế quản để mở đường thở.
  • Dùng thuốc làm loãng đờm, long đờm để hỗ trợ ho ra chất nhầy.
  • Áp dụng liệu pháp thở oxy trong trường hợp khó thở nặng dẫn đến suy hô hấp.
  • Tiêm vaccine phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp.

Ngoài ra, bạn có thể cần đến sự trợ giúp của một số phương pháp vật lý trị liệu cho vùng ngực để giúp làm sạch phổi, loại bỏ chất nhầy. Hoặc nếu có chảy máu tại phổi, giãn phế quản chỉ ở một phần của phổi thì có thể phẫu thuật cắt bỏ phần bị tổn thương.

>>>Xem thêm: Ho khan kéo dài có thể gây ra những mối lo ngại nào cho sức khỏe?

 

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.