Thông tin hữu ích về khí phế thũng và những điều bạn cần biết

Khí phế thũng là hội chứng phổ biến của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và gây ra tình trạng khó thở cho người bệnh. Tình trạng khó thở có thể trở nên trầm trọng hơn theo thời gian và có khả năng gây tử vong cao. Vậy khí phế thũng là gì? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách điều trị ra sao?

Khí phế thũng là gì?

Khí phế thũng là bệnh lý đường hô hấp gây ra tình trạng khó thở. Đây là một trong những dạng phổ biến nhất của chứng rối loạn tắc nghẽn khí ở phổi. Nguyên nhân chính gây khí phế thũng chủ yếu là do khói thuốc lá.

Ở người bị khí phế thũng, các túi khí tại phổi bị tổn thương theo thời gian, bên trong các túi khí bị suy yếu và mất dần sự đàn hồi. Điều này tạo nên những không gian lớn thay vì nhiều không gian nhỏ, làm giảm diện tích bề mặt của phổi. Khí còn đọng lại trong các phế nang, người bệnh không thể thở ra được hết khiến cho sự trao đổi khí trong cơ thể bị giảm đi. Lâu dần, các túi khí trở nên cứng và hình thành các mô xơ, sẹo hóa, làm cho phổi không trở lại được hoạt động bình thường.

Hầu hết những người mắc bệnh khí phế thũng cũng dễ bị kèm viêm phế quản, dẫn đến các triệu chứng của bệnh nặng hơn. Cả 2 bệnh lý này là điều kiện gây nên chứng rối loạn tắc nghẽn khí ở phổi, khiến cho việc điều trị khó khăn hơn nhiều lần.

khi-phe-thung-la-benh-ly-duong-ho-hap-gay-ra-tinh-trang-kho-tho

Khí phế thũng là bệnh lý đường hô hấp gây ra tình trạng khó thở

>>> XEM THÊM: Viêm phế quản có khó thở không?

Tại sao xảy ra khí phế thũng?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khí phế thũng nhưng chủ yếu là do người bệnh tiếp xúc lâu dài với các chất kích ứng trong không khí. 

Nguyên nhân trực tiếp

Người bệnh mắc khí phế thũng có thể được gây ra bởi hai nguyên nhân chính sau:

Hút thuốc lá

Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khí phế thũng bằng cách phá hủy hàng triệu túi khí trong phổi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, người thường xuyên hút thuốc lá có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 6 lần so với người không hút thuốc lá.

Bên cạnh hút thuốc lá, hút cần sa cũng chứa các tác nhân gây tổn thương phổi và gây ra bệnh khí phế thũng. 

Thiếu Alpha-1 antitrypsin

Alpha-1 antitrypsin (AAT) - một loại protein tự nhiên có trong máu với chức năng chính là giữ cho các tế bào bạch cầu không gây hại cho các mô lành trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị thiếu AAT, các tế bào bạch cầu sẽ tấn công vào phổi và gây ra tổn thương nặng ở phổi. 

Trong một thời gian dài thiếu AAT, bệnh sẽ tiến triển thành khí phế thũng và người bệnh có thể mắc một số bệnh liên quan đến gan.

hut-thuoc-la-la-nguyen-nhan-chinh-gay-ra-benh-khi-phe-thung

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh khí phế thũng

Nguyên nhân không trực tiếp

Bên cạnh hút thuốc lá và thiếu AAT, có những nguyên nhân không trực tiếp nhưng cũng tiềm ẩn khả năng gây ra tình trạng khí phế cũng cho người bệnh, bao gồm: 

  • Hút thuốc lá thụ động: Bạn không phải là người hút thuốc lá nhưng lại thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá. Điều này khiến phổi của bạn tổn thương theo thời gian và có nguy cơ cao mắc bệnh khí phế thũng.
  • Môi trường ô nhiễm: Khi sống và làm việc trong môi trường không được trong lành, bạn hít phải khói bụi và tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại sẽ là nguy cơ khiến bạn mắc bệnh cao hơn. 

Các yếu tố nguy cơ gây ra khí phế thũng

Ai là người có nguy cơ mắc bệnh khí phế thũng? Đây có lẽ là câu hỏi của nhiều người khi lo lắng về tình trạng tổn thương phổi của bản thân.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh khí phế thũng là :

  • Hút thuốc lá, xì gà hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá trong thời gian dài.
  • Tiếp xúc dài ngày với các chất gây kích ứng phổi: Khói bụi, ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại,... từ môi trường sinh sống hoặc nơi làm việc.
  • Mang tính chất di truyền: Gia đình có tiền sử mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc mang yếu tố di truyền thiếu hụt alpha-1 antitrypsin gây nguy cơ cao mắc khí phế thũng.
  • Yếu tố tuổi: Tỷ lệ mắc khí phế thũng cao ở những người từ 40 tuổi trở lên.
  • Tiền sử nhiễm trùng phổi khi còn bé.
  • Hệ thống miễn dịch suy giảm hoặc bị tổn thương, đặc biệt đối với những người nhiễm HIV, AIDS, …

khi-phe-thung-thuong-xay-ra-o-nhung-nguoi-tu-40-tuoi-tro-len

Khí phế thũng thường xảy ra ở những người từ 40 tuổi trở lên

Bên cạnh những nguyên nhân gây bệnh trực tiếp, gián tiếp, các yếu tố nguy cơ, khí phế thũng xảy ra có thể do các nguyên nhân sâu xa là do tình trạng tái cấu trúc, xơ hóa đường thở. Quá trình này diễn tiến khiến đường thở dày lên; niêm mạc đường thở xơ hóa; mất chức năng thông khí và loại bỏ tác nhân gây hại ra khỏi đường thở.

Dấu hiệu khí phế thũng là gì?

Các triệu chứng ban đầu của khí phế thũng thường không có hoặc rất nhẹ. Vì vậy, người bệnh có thể mắc bệnh khí phế thũng nhiều năm mà không phát hiện ra. Một số dấu hiệu khởi phát của bệnh có thể là: Ho, khó thở, đau tức ngực, đặc biệt khi tập thể dục hoặc làm việc gắng sức. 

Các triệu chứng xuất hiện rõ ràng hơn, thậm chí nặng hơn và gây cản trở hoạt động sống hàng ngày khi bệnh tiến triển xấu đi. Cụ thể:

  • Ho xảy ra thường xuyên, ho khan, ho có đờm.
  • Khó thở, thở khò khè, đặc biệt khi mang vác nặng, lên cầu thang hoặc làm việc nặng, quá sức, mệt mỏi và giảm khả năng hoạt động thể lực. 
  • Mệt mỏi, cảm giác kiệt sức.
  • Tức ngực, thở rít, tim đập nhanh.
  • Đau đầu, đặc biệt vào buổi sáng.
  • Ăn không ngon, giảm cân không rõ nguyên nhân.

Trong đó, triệu chứng chính của khí phế thũng là khó thở ra và có thể tăng lên khi nằm hoặc đang mắc một bệnh nhiễm trùng hô hấp nào đó. Đặc biệt trong các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp dưới, chẳng hạn như: Viêm phế quản, viêm phế quản - phổi, áp - xe phổi, hen suyễn,...

Bệnh khí phế thũng có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh khí phế thũng sẽ tăng dần mức độ nghiêm trọng và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể mắc một số bệnh kèm theo như:

  • Tràn khí màng phổi
  • Xẹp phổi
  • Suy tim phải
  • Nhiễm toan hô hấp
  • Giảm oxy trong máu
  • Tắc nghẽn động mạch phổi
  • Bệnh Bullae: Tạo những khoảng trống lớn trong phổi (có thể bằng nửa lá phổi) và làm tăng nguy cơ tràn khí màng phổi.
  • Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: viêm phổi, viêm phế quản,…

Nếu người bệnh vừa mắc khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính sẽ tạo thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) vô cùng nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao.

khi-phe-thung-co-the-gay-ra-bien-chung-tac-nghen-dong-mach-phoi

Khí phế thũng có thể gây ra biến chứng tắc nghẽn động mạch phổi

Khí phế thũng được chẩn đoán như thế nào?

Ngoài các triệu chứng lâm sàng, bệnh khí phế thũng cần được chẩn đoán qua các xét nghiệm và một số bước kiểm tra chức năng phổi như: chụp X-quang, tiên lượng oxy xung, điện tâm đồ,... Cụ thể:

  • Chụp X-quang phổi: Cho hình ảnh giúp chẩn đoán các trường hợp vừa hoặc nặng khi so sánh với hình ảnh chức năng phổi bình thường. Tuy nhiên, chụp X-quang có thể cho hình ảnh phổi bình thường đối với những trường hợp khí phế thũng nhẹ.
  • Chụp CT phổi: Kết hợp với chụp X-quang sẽ cho ra hình ảnh từ nhiều hướng khác nhau, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh khí phế thũng và loại trừ các nguyên nhân khác gây triệu chứng khó thở.
  • Xét nghiệm máu: Máu lấy từ động mạch ở cổ tay, sau đó được xét nghiệm để kiểm tra mức độ, khả năng trao đổi oxy và loại bỏ carbon dioxide ra khỏi máu. Xét nghiệm này thường được sử dụng khi tình trạng khí phế thũng nặng để xác định người bệnh có cần thêm oxy hay không.
  • Đo oxy xung: Còn được gọi là đo độ bão hòa oxy, được tiến hành bằng cách đo hàm lượng oxy trong máu. 
  • Điện tâm đồ (ECG): Kiểm tra chức năng tim và giúp loại trừ một số bệnh gây khó thở liên quan đến tim.
  • Kiểm tra chức năng phổi: Là các xét nghiệm không xâm lấn, được thực hiện bằng cách đo luồng không khí mà phổi có thể chứa, hít vào và thở ra. Một trong những bài kiểm tra chức năng phổi phổ biến nhất và cho kết quả nhanh chóng là thổi vào phế dung kế.

Qua các phương pháp chẩn đoán kể trên sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác mức độ khí phế thũng và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý cho người bệnh.

chup-x-quang-giup-chan-doan-benh-khi-phe-thung

Chụp X-quang giúp chẩn đoán bệnh khí phế thũng

Hướng dẫn điều trị khí phế thũng

Hiện tại, chưa có phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn bệnh khí phế thũng. Các cách điều trị hiện tại chủ yếu tập trung vào kiểm soát và làm chậm quá trình tiến triển xấu đi của bệnh.

Điều trị với thuốc

Hai loại thuốc chính được sử dụng trong điều trị khí phế thũng là:

  • Thuốc giãn phế quản: Giúp giãn các cơ xung quanh đường thở bị co thắt, từ đó làm giảm triệu chứng ho, khó thở và các vấn đề về hô hấp. Đây cũng là loại thuốc điều trị bệnh hen suyễn và người bệnh nên sử dụng dạng thuốc khí dung để cho kết quả tức thì và gây ra ít tác dụng phụ hơn thuốc sử dụng đường uống.
  • Thuốc chống viêm/thuốc kháng sinh: Giúp giảm tình trạng viêm nhiễm trong đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như loãng xương, tăng huyết áp, lượng đường trong máu tăng và tái hấp thu các chất béo.

Bên cạnh biện pháp sử dụng thuốc, các trường hợp khí phế thũng nặng có thể được áp dụng một số phương pháp điều trị sau:

  • Liệu pháp oxy: Được chỉ định sử dụng cho người bệnh giảm oxy trong máu do phổi không cung cấp đủ và không thể hấp thụ đủ oxy từ không khí bên ngoài mà cần có sự hỗ trợ qua máy thở oxy.
  • Phẫu thuật: Tùy vào mức độ nghiêm trọng của khí phế thũng, người bệnh có thể được đề xuất làm một hoặc nhiều ca phẫu thuật khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là phẫu thuật giảm thể tích phổi, giúp loại bỏ một phần mô phổi bị tổn thương và ghép các mô lành còn lại với nhau. Cuộc phẫu thuật này giúp giảm áp lực lên các cơ xung quanh đường thở và cải thiện khả năng đàn hồi của phổi. Tuy nhiên, ca phẫu thuật này có thể mang lại những rủi ro nên cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi tiến hành.

nguoi-benh-co-the-duoc-chi-dinh-phau-thuat-trong-dieu-tri-khi-phe-thung

Người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật trong điều trị khí phế thũng

Hỗ trợ điều trị với thảo dược

Ngoài những phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ Fibrolysin giúp kháng khuẩn, chống viêm cải thiện các triệu chứng: Ho, khó thở,... Ngoài ra, Fibrolysin còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao chức năng của phổi, từ đó giúp bệnh tiến triển tốt hơn và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh như viêm phổi, áp xe phổi, xẹp phổi và thậm chí là ung thư phổi,...

Fibrolysin là hợp chất của MSM methylsulfonylmethane và muối kẽm gluconat, có thể sử dụng kết hợp với thuốc tây y để tăng hiệu quả điều trị bệnh, giảm tác dụng phụ của thuốc.

Thay đổi lối sống (ăn uống, cai thuốc lá, luyện tập)

Việc thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện triệu chứng của khí phế thũng và nâng cao sức khỏe cho người bệnh, cụ thể: 

  • Không hút thuốc lá và từ bỏ ngay nếu bạn đang hút thuốc.
  • Tránh xa các yếu tố nguy cơ như khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại, khói bụi,...
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng lành mạnh để nâng cao đề kháng sức khỏe. Người bệnh nên có chế độ ăn nhiều chất xơ bao gồm rau xanh, trái cây và các thực phẩm chứa nhiều chất đạm và những sản phẩm từ bơ sữa.
  • Hạn chế ăn các loại thịt đã được chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông,... vì các loại thực phẩm này có thể gây hại cho tế bào.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế vận động mạnh hoặc hoạt động nặng và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Sống và làm việc trong môi trường sạch sẽ, thông thoáng. 

bo-sung-che-do-chat-xo-trong-bua-an-rat-tot-cho-nguoi-benh-mac-khi-phe-thung

Bổ sung chế độ chất xơ trong bữa ăn rất tốt cho người bệnh mắc khí phế thũng

>>> XEM THÊM: Đừng bỏ qua 5 cách chữa viêm phế quản tại nhà hiệu quả tại đây

Phòng ngừa bệnh khí phế thũng hiệu quả

Nếu bạn lo lắng bản thân bị khí phế thũng hoặc đang mắc bệnh và muốn ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thì cần:

  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.
  • Tránh xa các chất kích ứng hô hấp: Khói bụi, hóa chất độc hại và một số chất gây kích ứng khác như phấn hoa, lông chó/mèo,...
  • Tập thể dục đều đặn: Tập các môn thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh khí phế thũng.
  • Tránh xa yếu tố nguy cơ gây bệnh đường hô hấp: Tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang bị ốm, cảm cúm, cảm lạnh, đặc biệt là có dấu hiệu ho, hắt hơi, sổ mũi. Hãy đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Giữ ấm: Luôn giữ ấm cho cơ thể vào mùa lạnh bằng cách mặc quần áo mùa đông để không xảy ra tình trạng khó thở do co thắt phế quản.
  • Tiêm chủng vắc xin phòng ngừa: Bạn nên tiêm phòng vắc xin cúm và viêm phổi hàng năm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Câu hỏi thường gặp

Khí phế thũng là bệnh được nhiều người quan tâm và có những câu hỏi thắc mắc. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp thắc mắc về bệnh khí phế thũng: 

1. Khí phế thũng có lây không?

Không. Nguyên nhân chính gây khí phế thũng là do hút thuốc lá chứ không phải do vi khuẩn, virus như các bệnh hô hấp khác nên không lây nhiễm. Tuy nhiên, cần thận trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

2. Khí phế thũng có chữa được không?

Khí phế thũng là bệnh chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị có thể cải thiện triệu chứng và ngăn chặn quá trình tiến triển xấu đi của bệnh. Người bệnh nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và có thể sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên có thành phần chính Fibrolysin để giúp quá trình cải thiện bệnh được diễn ra nhanh chóng hơn.

thao-duoc-co-thanh-phan-chinh-fibrolysin-giup-cai-thien-ho-kho-tho

Thảo dược có thành phần chính Fibrolysin giúp cải thiện ho, khó thở

3. Khí phế thũng sống được bao lâu?

Thông thường, người mắc khí phế thũng có thể sống thêm khoảng thời gian từ 10 đến 20 năm sau khi xuất hiện triệu chứng khó thở. Bởi vì khí phế thũng thực chất là sự tổn thương tiến triển với đặc trưng gây ra căng giãn thường xuyên của phế nang và khiến các túi chứa khí bị phá hủy mà không có khả năng hồi phục.

4. Khí phế thũng và hen phế quản có điểm gì khác nhau?

Khí phế thũng và viêm phế quản đều là những bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng phổi, nên chúng đều có thể gây ra những triệu chứng bệnh tương tự nhau là khó thở, mệt mỏi. Tuy nhiên, hai căn bệnh này cũng có các triệu chứng khác biệt nhau như:

  • Khí phế thũng: Các biểu hiện của bệnh này thường tiến triển theo thời gian, từ nhẹ đến nặng. Do đó, khi có thêm các dấu hiệu như kém tập trung, giảm sự tỉnh táo, móng tay màu xanh xám do thiếu oxy thì có nghĩa là bệnh của bạn đang trầm trọng hơn.
  • Viêm phế quản: Căn bệnh này có nhiều triệu chứng đáng chú ý hơn khí phế thũng, bởi ngoài khó thở và mệt mỏi, người bệnh viêm phế quản có thể bị sốt, ho có đờm, lượng dịch nhầy tiết ra nhiều hơn bình thường ở cơn viêm cấp. Các triệu chứng của bệnh có thể bùng phát khi viêm phế quản cấp và giảm dần đi, diễn ra âm thầm kéo dài. Tình trạng này có thể lặp lại nhiều lần dẫn đến viêm mạn tính đường thở.

Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh khí phế thũng. Nếu bạn hoặc người thân đang nghi ngờ bản thân mắc bệnh khí phế thũng, hãy đi khám ngay tại các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm có thành phần chính từ Fibrolysin để cải thiện các triệu chứng của bệnh. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến bệnh khí phế thũng, xin vui lòng để lại thông tin câu hỏi hoặc số điện thoại bên dưới, chuyên gia tư vấn sẽ hỗ trợ giải đáp.

 

Tài liệu tham khảo

https://medlineplus.gov/emphysema.html 

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9370-emphysema

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/emphysema/symptoms-causes/syc-20355555 

 

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.