Khó thở là triệu chứng phổ biến của các bệnh đường hô hấp và thường kèm theo đau tức ngực, hụt hơi, mệt mỏi. Khó thở kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết về triệu chứng khó thở để biết cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất.
Triệu chứng khó thở là gì?
Khó thở xảy ra do nhu cầu oxy của cơ thể cao hơn so với khả năng cung cấp của phổi, từ đó dẫn đến khó thở và nhiều bệnh đường hô hấp khác. Khi xảy ra cơn khó thở, người bệnh thường cảm thấy đường thở bị bóp nghẹt, cảm giác thiếu không khí, hoa mắt chóng mặt, khó kiểm soát nhịp thở.
Các cơn khó thở cấp tính có thể diễn biến đột ngột trong thời gian ngắn. Nếu triệu chứng này kéo dài, xảy ra thường xuyên có thể dẫn đến khó thở mạn tính, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh.
Triệu chứng khó thở thường đi kèm với đau tức ngực, hoa mắt chóng mặt
Khó thở, hụt hơi thường xảy ra ở đối tượng nào?
Khó thở hụt hơi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngay cả với người khỏe mạnh. Tuy nhiên tình trạng này phổ biến nhất ở các đối tượng:
- Người trên 70 tuổi: Do suy giảm sức khỏe và khả năng giãn nở phổi, người cao tuổi thường gặp tình trạng khó thở ngay cả khi vận động nhẹ nhàng, khó thở vào ban đêm.
- Phụ nữ mang thai: Trong giai đoạn này, nhu cầu oxy của cơ thể tăng cao để nuôi dưỡng thai nhi. Hơn nữa, sự phát triển của thai nhi cũng gây ảnh hưởng tới hoạt động phổi và tim, gây khó thở, thở gấp, mệt mỏi, đặc biệt vào tháng cuối của thai kỳ.
- Người mắc các bệnh mạn tính về phổi, tim, thận,... không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động, chức năng của các cơ quan trong cơ thể mà còn dễ gây mệt mỏi, khó thở kéo dài.
Nguyên nhân phổ biến gây khó thở
Có rất nhiều nguyên nhân gây khó thở, bao gồm các tác nhân từ môi trường hay bệnh lý của cơ thể. Cụ thể:
Nguyên nhân từ môi trường
Tác nhân từ môi trường có thể xâm nhập vào hệ hô hấp, gây viêm, tổn thương đường thở, dần dần hình thành các cơn khó thở, ho có đờm, đau tức ngực. Một số nguyên nhân gây khó thở từ môi trường phổ biến nhất:
- Khói thuốc lá: Không chỉ gây khó thở, tổn thương đường thở mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh viêm đường hô hấp khác.
- Không khí ô nhiễm hoặc các tác nhân dị ứng: Gây kích ứng và co thắt đường thở, khó thở hụt hơi.
- Thời tiết nắng nóng: Làm tăng mức tiêu thụ năng lượng và oxy của cơ thể, từ đó có thể dẫn đến khó thở, mệt mỏi.
Các tác nhân từ môi trường có thể gây khó thở hụt hơi
Nguyên nhân từ các bệnh của cơ thể
Khó thở có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau:
- Bệnh viêm đường hô hấp: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,... thường gây khó thở cấp tính do tăng co thắt và tiết dịch đường hô hấp.
- Bệnh hô hấp mạn tính: Hen phế quản, COPD, xơ phổi,... gây xơ hóa và thay đổi cấu trúc phổi, dần dần làm giảm khả năng thông khí và hô hấp, là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khó thở hụt hơi kéo dài.
- Các bệnh tim mạch: Thiếu máu, suy tim, rối loạn nhịp tim,... không chỉ gây rối loạn hoạt động tim mà còn ảnh hưởng tới khả năng bơm máu tới phổi, gián tiếp ảnh hưởng tới chức năng hô hấp, gây khó thở và giảm cung cấp oxy cho cơ thể.
- Béo phì: Không chỉ làm giảm khả năng giãn nở của phổi, người béo phì còn có nhu cầu oxy cao hơn bình thường. Vì vậy, người béo phì thường xuyên cảm thấy khó thở, đau tức ngực, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng.
- Thiếu máu: Dẫn đến giảm cung cấp oxy cho cơ thể, từ đó gây ra các cơn khó thở, hụt hơi và mệt mỏi.
Khó thở kéo dài để lại biến chứng nguy hiểm và cảnh báo nhiều bệnh của cơ thể
Cách trị khó thở đơn giản, hiệu quả
Các cơn khó thở luôn gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi, giảm khả năng vận động và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì vậy, cách kiểm soát và điều trị cơn khó thở là rất cần thiết.
Thuốc điều trị khó thở
Các thuốc trị khó thở tập trung chủ yếu vào điều trị nguyên nhân gây bệnh:
- Khó thở do hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính: Sử dụng các thuốc giãn phế quản dạng hít, giúp giảm co thắt đường thở và tăng khả năng thông khí phổi.
- Khó thở do các bệnh tim mạch: Sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị suy tim,... giúp tăng cường chức năng tim mạch, giảm khó thở nhờ cải thiện khả năng trao đổi oxy trong máu.
- Khó thở do viêm đường hô hấp: Sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm ho, long đờm, từ đó giảm khó thở hụt hơi, co thắt đường thở.
Bài tập vật lý trị liệu giúp giảm khó thở
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, biện pháp vật lý trị liệu cải thiện chức năng hô hấp cũng rất cần thiết. Thực hiện các bài tập này thường xuyên giúp người bệnh kiểm soát nhịp thở và khả năng hô hấp, đẩy lùi cơn khó thở hiệu quả.
Thở sâu giảm khó thở
Để cải thiện khó thở, quan trọng nhất là kiểm soát được nhịp thở và giữ tinh thần bình tĩnh, thở sâu để hồi phục chức năng hô hấp.
Cách thực hiện:
Nằm trong tư thế thoải mái, hai tay đặt lên bụng.
- Hít vào thật sâu bằng mũi, mở rộng ngực để không khí đi vào phổi hết cỡ.
- Giữ hơi thở trong khoảng 2 giây.
- Thở ra từ từ bằng miệng và hết cỡ để loại bỏ toàn bộ khí cặn trong phổi.
- Thực hiện liên tục đến khi nhịp thở trở lại bình thường.
Tư thế cải thiện cơn khó thở
Trong trường hợp các cơn khó thở xảy ra đột ngột khi đang vận động, người bệnh cần lựa chọn tư thế phù hợp để tựa, tránh gây hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất. Một số tư thế phù hợp để cải thiện cơn khó thở:
- Ngồi xuống ghế, người hơi hướng về phía trước, hai tay chống lên đầu gối, giúp điều hòa nhịp thở nhanh chóng.
- Đứng thẳng, tựa lưng vào tường, giúp cơ thể lấy lại sức và giảm khó thở tốt hơn.
- Nằm thẳng hoặc nằm nghiêng, đặt gối phía dưới đầu và đầu gối: Giúp hỗ trợ thông khí phổi. Tư thế này rất hiệu quả với người mắc khó thở ban đêm hoặc khó thở khi nằm.
Tư thế ngồi giúp cải thiện tình trạng khó thở, tăng cường thông khí phổi
Liệu pháp oxy tăng khả năng thông khí
Với người mắc khó thở mạn tính, các liệu pháp oxy rất cần thiết, giúp hỗ trợ hoạt động hô hấp và giảm các biến chứng do giảm oxy trong máu. Tùy vào tình trạng bệnh và khả năng thông khí phổi, các bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và thiết bị hỗ trợ khác nhau.
Tuy nhiên, biện pháp này chỉ giúp hỗ trợ thông khí phổi, không có tác dụng chữa bệnh hoặc ngăn chặn khó thở hụt hơi tái phát.
Cách phòng ngừa tình trạng khó thở và các bệnh đường hô hấp
Ngoài tuân thủ các biện pháp điều trị, phương pháp phòng ngừa khó thở cũng rất quan trọng, giúp hạn chế khó thở tái phát gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thay đổi lối sống
Thói quen sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều tới hệ hô hấp. Để phòng ngừa khó thở và các bệnh đường hô hấp khác, bạn cần lưu ý:
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh đường hô hấp từ môi trường như khói bụi, khí độc hại, khói thuốc lá, tác nhân gây dị ứng, bụi mịn,...
- Đảm bảo không khí trong lành và độ ẩm thích hợp giúp hệ hô hấp hoạt động tốt nhất, tránh bị kích ứng.
- Luyện tập thể dục thể thao với cường độ phù hợp. Không nên luyện tập dưới thời tiết nắng nóng, có thể làm triệu chứng khó thở thêm trầm trọng.
Tập thể dục nhẹ nhàng hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa triệu chứng khó thở
Chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp bạn cải thiện khó thở và nâng cao sức khỏe, cụ thể:
- Thực phẩm có nhiều chất chống oxy hóa: Rau xanh, ngũ cốc nguyên cám và các loại quả có màu đỏ,... chứa các hợp chất chống oxy hóa tự nhiên giúp làm chậm quá trình xơ hóa đường thở và bảo vệ sức khỏe.
- Uống nhiều nước: Bạn có thể uống các loại nước chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm tốt cho phổi như cà phê, trà xanh, trà gừng, trà mật ong,...
- Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, muối và đường. Vì chúng không chỉ gây hại cho hệ hô hấp mà còn gây nhiều bệnh nguy hiểm.
Sử dụng sản phẩm từ thảo dược
Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị và các chế độ luyện tập, dinh dưỡng, người bệnh có thể tăng cường khả năng bảo vệ hệ hô hấp bằng sản phẩm từ thảo dược. Đây là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa khó thở hụt hơi và các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp.
Thành phần chính của sản phẩm là từ 5 chiết xuất dược liệu quý: Xạ đen, xạ can, nhũ hương, tạo giác, bán biên liên. Những thảo dược này có tác dụng như kháng sinh tự nhiên, giúp kháng viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp. Ngoài ra các thảo dược này còn giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, khó thở hụt hơi, đau tức ngực và cải thiện chức năng thông khí của phổi.
Đặc biệt, sản phẩm thảo dược này còn được bổ sung thêm thành phần Fibrolysin. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy Fibrolysin có khả năng ngăn chặn tận gốc các bệnh đường hô hấp nhờ tác dụng ngăn xơ hóa và tái cấu trúc phổi. Vì vậy, sản phẩm thảo dược này không chỉ là biện pháp cải thiện triệu chứng mà còn phòng ngừa tận gốc các bệnh viêm đường hô hấp và cải thiện chức năng hô hấp.
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ phòng ngừa khó thở và các bệnh viêm đường hô hấp
Khó thở là triệu chứng rất thường gặp, không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Vì vậy, bạn cần có biện pháp điều trị, phòng ngừa bệnh phù hợp bằng thuốc và sản phẩm thảo dược, giúp ngăn ngừa khó thở kéo dài.
Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng khó thở mà không có cách điều trị hiệu quả, hãy để lại thông tin phía dưới phần bình luận để được giải đáp chi tiết nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/319175#reducing-triggers
https://www.medicalnewstoday.com/articles/314963#causes
https://www.blf.org.uk/support-for-you/breathlessness/causes