Ho có đờm uống thuốc gì? Thông tin hữu ích dành cho bạn

Ho đờm dai dẳng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc. Vì vậy, việc tìm kiếm các phương pháp giúp giảm ho, long đờm là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy ho có đờm uống thuốc gì? Có cách nào giúp phòng ngừa và cải thiện các cơn ho an toàn và hiệu quả không? Hãy cùng tham khảo bài viết sau!

Ho có đờm là gì?

Ho là phản xạ có lợi của cơ thể tuy nhiên ho kéo dài, dai dẳng thường khiến người mắc mệt mỏi. Đờm là chất tiết của đường thở bao gồm các thành phần như: Dịch rỉ viêm, chất nhầy, tế bào chết và xác của vi sinh vật (bao gồm vi khuẩn, virus,...). Các chất này được tiết ra từ hốc mũi, xoang, họng, chảy xuống phế quản, phế nang gây bít tắc đường hô hấp.

Ho có đờm là biểu hiện của nhiều bệnh viêm đường hô hấp khác nhau như: Viêm họng, viêm mũi, viêm thanh quản,... nhưng thường gặp nhất là viêm phổi và viêm phế quản. Ngoài ho có đờm, người mắc còn có thể gặp phải tình trạng: Sốt, nôn, buồn nôn, khó thở, mệt mỏi kéo dài.

>>> Xem thêm: Ho có đờm vàng là biểu hiện thường gặp của các căn bệnh hô hấp nào?

Ho có đờm uống thuốc gì?

Ho có đờm uống thuốc gì? - Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Trả lời về câu hỏi này, các chuyên gia cho biết: Hiện nay, có 2 phương pháp phổ biến để điều trị ho có đờm, đó là:

Dùng thuốc tây trị ho có đờm

Trong các đơn thuốc điều trị ho có đờm, chuyên gia y tế thường sử dụng những loại sau:

Thuốc tiêu đờm như: Acetylcystein, carbocystein, erdosteine, ambroxol,... giúp giảm độ đặc quánh của đờm ở phổi, bằng cách cắt đứt và phá vỡ các cầu nối trong chất nhầy, từ đó giúp người bệnh khạc nhổ dễ dàng hơn. Khi phối hợp các thuốc này với kháng sinh sẽ làm tăng hiệu quả điều trị. Tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng thuốc tiêu đờm là: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, phát ban, tức ngực,...

Thuốc long đờm bao gồm: Guaifenesin, terpin,... có tác dụng giúp làm tăng bài tiết chất nhầy, loãng đờm, bảo vệ niêm mạc đường thở. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng các thuốc này bao gồm: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, phát ban,...

Ngoài thuốc điều trị ho, trong các bệnh viêm đường hô hấp, chuyên gia y tế thường sử dụng kháng sinh, chống viêm kết hợp để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Nếu người mắc gặp phải tình trạng khó thở, thở khò khè, thì sẽ phải dùng thêm các thuốc giãn phế quản để cải thiện chức năng thông khí.

Đơn thuốc điều trị ho mà người bệnh có thể tham khảo đó là:

- Thuốc kháng sinh: Amoxicillin 500mg, cefuroxim 500mg,...

- Thuốc long đờm: Acetylcystein 200mg, ambroxol 200mg,...

- Thuốc kháng viêm: Alphachymotrypsin 4200 IU, prednisolon 5mg, dexamethason 4mg,..

Mặc dù thuốc tây y giúp làm giảm triệu chứng của bệnh ở giai đoạn nặng, tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên người mắc không nên sử dụng kéo dài bởi chúng còn tồn tại nhiều bất cập như:

+ Nhờn thuốc.

+ Chưa tác động được vào nguyên nhân cốt lõi gây ho đó là tái cấu trúc đường thở.

+ Gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Các bài thuốc trị ho có đờm từ dân gian

Bên cạnh thuốc tây, để trị ho đờm người mắc có thể sử dụng các bài thuốc dân gian dưới đây:

Trị ho có đờm bằng lê

Theo đông y, lê vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm. Ngoài ra, trong lê còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng mệt mỏi do ho kéo dài gây ra. Một trong những bài thuốc giúp giảm ho, long đờm hiệu quả được nhiều người sử dụng đó là lê hấp phèn.

Cách làm:

- Lê rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.

- Cắt bỏ cuống và khoét bớt phần thịt lê bên trong.

- Cho đường phèn vào trong quả lê và mang đi hấp cách thủy khoảng 15- 20 phút.

Dùng củ cải trắng để trị ho

Theo y học cổ truyền, củ cải trắng vị ngọt, tính bình quy vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng giải độc, tiêu đờm. Bên cạnh đó, củ cải còn có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm giúp hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả. Dưới đây là cách điều trị ho hiệu quả từ củ cải trắng:

- Củ cải, gừng tươi đem rửa sạch, gọt vỏ rồi ép lấy nước.

- Mang hỗn hợp nước ép gừng và củ cải đem đi sắc.

- Khi nước sôi khoảng 10 phút, tắt bếp, thêm mật ong vào khuấy nhẹ rồi tiếp tục đun. Để nước nguội và cho vào lọ, bảo quản nơi thoáng mát.

Sử dụng thảo dược trị ho có ưu điểm là an toàn, ít gây tác dụng phụ. Ngoài ra, đa số các thảo dược này đều là “cây nhà lá vườn”, có sẵn trong mỗi gia đình nên giá thành rẻ, ít tốn kém.

Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại một số nhược điểm, chẳng hạn như: Tốn thời gian chuẩn bị nên không phù hợp với những người bận rộn; Mùi vị khó uống; Nguyên liệu không đảm bảo chất lượng (tồn dư thuốc bảo vệ thực vật); Tác dụng chậm do hàm lượng hoạt chất thấp,… Vậy đâu là giải pháp an toàn và hiệu quả hơn cho người bị ho có đờm?

>>> Xem thêm: Xem ngay các món ăn trị ho có đờm cho người lớn tại đây!

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.