Trẻ bị viêm phổi uống thuốc gì? Lời khuyên từ chuyên gia

“Trẻ bị viêm phổi uống thuốc gì?” có lẽ là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ. Thông thường trẻ bị viêm phổi sẽ được bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn sử dụng thuốc giảm ho, long đờm, kháng sinh,... để làm giảm đi những triệu chứng của bệnh. Để có câu trả lời chính xác nhất, mời bạn đọc tham khảo nội dung trong bài viết dưới dây.

Bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng tại phổi. Khi mắc viêm phổi, người bệnh sẽ gặp các vấn đề về hô hấp, điển hình là ho kéo dài và thở khò khè. Tình trạng này có thể xảy đến với bất kỳ đối tượng nào và có nguy cơ cao mắc phải vào mùa đông do thời tiết trở lạnh. 

Triệu chứng ban đầu của viêm phổi ở trẻ em giống với cảm lạnh và cảm cúm thông thường, có thể đi kèm với ho, ho có đờm. Các dấu hiệu này thường kéo dài từ 1-3 tuần, sau đó có thể tự khỏi và ít tái phát trong những trường hợp viêm phổi nhẹ.

viem-phoi-o-tre-em-la-mot-benh-nhiem-trung-tai-phoi

Viêm phổi ở trẻ em là một bệnh nhiễm trùng tại phổi

>>> XEM THÊM: Nhận biết dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh để điều trị

Nguyên nhân viêm phổi ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm phổi là do vi khuẩn, virus nấm “đột nhập” vào trong cổ họng, mũi hoặc miệng gây ra viêm phổi ở trẻ em. Những tác nhân gây hại này có thể lây nhiễm qua giọt bắn nước bọt/chất nhầy của người bị bệnh. Không những vậy, trẻ cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh khi dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân với người mắc bệnh viêm đường hô hấp hoặc đang có dấu hiệu ho, hắt hơi, sổ mũi.

Ngoài ra, những tháng thời tiết trở lạnh là một trong những tác nhân khiến trẻ bị viêm phổi. Đặc biệt, trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ mắc phải bệnh viêm phổi cao nhất. 

Bên cạnh đó, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, viêm phổi ở trẻ em do có thể do tái cấu trúc và xơ hóa đường thở gây ra. Tình trạng này khiến cho đường thở bị dày lên; Niêm mạc đường thở xơ hóa; Mất chức năng thông khí và loại bỏ tác nhân gây hại (virus, vi khuẩn, bụi bẩn,...) ra khỏi đường thở. Điều này làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi ở trẻ em và người lớn.

Trẻ bị viêm phổi uống thuốc gì?

Tùy vào nguyên nhân, triệu chứng, sức khỏe, thể trạng của viêm phổi ở trẻ em mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Trong đó, viêm phổi do vi khuẩn được điều trị bằng thuốc kháng sinh và các triệu chứng thường cải thiện trong vòng 12 đến 36 giờ kể từ khi bắt đầu dùng thuốc. 

Vậy trẻ bị viêm phổi uống thuốc gì? Dưới đây là một số hướng dẫn về cách sử dụng thuốc cho trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn mà cha mẹ có thể tham khảo, cụ thể: 

Trẻ em dưới 2 tháng tuổi (bao gồm trẻ sơ sinh)

Trẻ cần được điều trị tại cơ sở y tế do bệnh có thể diễn biến nặng nên cần sự theo dõi của bác sĩ. Thông thường, trẻ được bác sĩ kê đơn dùng thuốc penicillin hoặc ampicillin kết hợp với gentamycin, mỗi đợt sử dụng 5-10 ngày. Đối với những trường hợp nặng có thể được dùng cefotaxim.

Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi

Nếu tình trạng viêm phổi ở mức độ nhẹ, trẻ có thể điều trị ngoại trú tại nhà và được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc kháng sinh amoxicillin theo dõi sau 2 đến 3 ngày, nếu bệnh thuyên giảm thì cho trẻ điều trị với thuốc từ 5 đến 7 ngày. Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, thậm chí trở nặng thì cần đưa trẻ đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

dieu-tri-o-nha-doi-voi-tre-bi-viem-phoi-nhe

Điều trị ở nhà đối với trẻ bị viêm phổi nhẹ

Đối với tình trạng viêm phổi nặng, trẻ cần được điều trị tại cơ sở y tế. Nếu trường hợp do vi khuẩn gây ra, trẻ có thể được chỉ định dùng benzylpenicillin hoặc ampicillin. Dùng 2-3 ngày nếu hiệu quả thì sử dụng đủ liều 5-10 ngày. Nếu không đỡ hoặc bệnh trở nặng thêm thì điều trị như viêm phổi rất nặng.

Đối với viêm phổi rất nặng có biểu hiện khó thở, co rút lồng ngực, da tím tái, ngủ li bì… cần được điều trị tại cơ sở y tế và kê đơn sử dụng thuốc benzylpenicillin, gentamicin hoặc chloramphenicol từ 5-10 ngày.

Trẻ trên 5 tuổi

Trẻ trên 5 tuổi thường được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc benzylpenicillin, cefuroxim hoặc ceftriaxon. Đối với những trường hợp viêm phổi không điển hình, trẻ có thể được chỉ định dùng erythromycin trong 10 ngày hoặc azithromycin từ 7-10 ngày.

Bên cạnh đó, đối với các nguyên nhân khác gây ra, trẻ có thể được bác sĩ kê đơn sử dụng các loại thuốc giúp thuyên giảm các triệu chứng của viêm phổi:

  • Thuốc hạ sốt: Acetaminophen hay còn gọi là paracetamol.
  • Thuốc giảm ho: Erythromycin và azithromycin.
  • Thuốc long đờm: Benzylpenicillin, cefuroxim hoặc ceftriaxon.

>>> XEM THÊM: Thông tin hữu ích về khí phế thũng và những điều bạn cần biết

Cách chữa viêm phổi cho trẻ tại nhà

Bên cạnh việc nắm rõ “trẻ bị viêm phổi phổi uống thuốc gì?”, để bệnh thuyên giảm nhanh hơn, cha mẹ cần có một số phương pháp chăm sóc trẻ tại nhà:

  • Nghỉ ngơi nhiều.
  • Uống nhiều nước, từ 1 đến 2 lít nước mỗi ngày. 
  • Thường xuyên hút mũi và miệng của trẻ để giúp loại bỏ chất nhầy đặc.
  • Tuân theo phương pháp điều trị và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

cai-thien-viem-phoi-cho-tre-bang-cach-tao-do-am-vua-phai-trong-phong

Cải thiện viêm phổi cho trẻ bằng cách tạo độ ẩm vừa phải trong phòng

Chế độ ăn uống cho trẻ

Chế độ ăn có thể giúp trẻ bị viêm phổi tăng sức đề kháng, nhanh khỏe trở lại. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia:

  • Cho trẻ bú bình và nên chia thành bữa nhỏ uống trong ngày.
  • Cho trẻ ăn, uống những thức ăn dạng lỏng giúp làm lỏng chất nhầy và giữ cho trẻ không bị mất nước, ví dụ như nước, sữa đậu nành, nước ép trái cây,...
  • Trẻ nên kiêng ăn những thực phẩm có vị ngọt đậm và đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ (đồ ăn chiên, xào).

Cải thiện viêm phổi ở trẻ nhờ thảo dược

Hiện nay, việc sử dụng thảo dược để điều trị những bệnh liên quan đến đường hô hấp được các bậc cha mẹ tin dùng. Trong đó, Fibrolysin là hỗn hợp muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane khi kết hợp cùng với chiết xuất nhũ hương, xạ đen, bán biên liên, tạo giác, xạ can, các yếu tố vi lượng iod, selen có thể giúp cho bé lưu thông đường thở, cải thiện tình trạng ho, đờm, khó thở và thúc đẩy quá trình khỏi bệnh nhanh hơn. 

Ngoài ra, thành phần Fibrolysin được các nghiên cứu tại Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới chứng minh mang lại tác dụng chống tái cấu trúc, xơ hóa đường thở, cải thiện các triệu chứng của viêm mạn tính ở phổi và nâng cao chức năng, sức đề kháng của phổi, phế quản.

fibrolysin-thanh-phan-chinh-giup-cai-thien-viem-phoi-hieu-qua

Fibrolysin - Thành phần chính giúp cải thiện viêm phổi hiệu quả

Cách phòng ngừa trẻ bị viêm phổi

Các biện pháp phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Dạy cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn trong ít nhất 20 giây, đặc biệt trước lúc ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ theo quy định và hướng dẫn của chuyên gia y tế, ví dụ như vắc-xin phòng ngừa cúm, ho gà, viêm phổi.
  • Hạn chế cho trẻ dùng chung đồ ăn và đồ uống với mọi người, đặc biệt là những người đang có dấu hiệu ho, hắt hơi.
  • Hạn chế để bé tiếp xúc với khu vực đông người vì có thể dễ bị lây nhiễm bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Cho trẻ tránh xa tác nhân khói thuốc lá.

Tóm lại, viêm phổi là bệnh nguy hiểm không chỉ với trẻ em mà còn ở người lớn. Để quá trình hồi phục bệnh nhanh hơn, cha mẹ có thể sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính Fibrolysin giúp cải thiện ho, đờm, khó thở cho trẻ mà an toàn, lành tính.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về “trẻ bị viêm phổi uống thuốc gì?”, hãy để lại câu hỏi và số điện thoại để được chuyên gia giải đáp chi tiết.

Tài liệu tham khảo

https://www.blf.org.uk/support-for-you/pneumonia-in-children

https://www.nationwidechildrens.org/conditions/pneumonia 

https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions---pediatrics/p/pneumonia-in-children.html 

https://www.drugs.com/cg/pneumonia-in-children-aftercare-instructions.html

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.