Viêm phổi thùy có lây không? Làm sao để phòng ngừa bệnh?

Viêm phổi thùy có lây không? Làm sao để phòng ngừa bệnh hiệu quả? Đây là những thắc mắc của rất nhiều người. Bởi viêm phổi thùy là căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người mắc. Để tìm hiểu về căn bệnh này và trả lời thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Xem ngay.

Viêm phổi thùy là gì?

Để trả lời cho câu hỏi “Viêm phổi thùy có lây không?” thì trước tiên chúng ta nên tìm hiểu chung về căn bệnh này.

Viêm phổi thùy là một dạng của viêm phổi, được đặc trưng bởi tình trạng viêm, nhiễm trùng nhu mô phổi, ống phế nang, túi phế nang và tiểu phế quản tận cùng. Viêm phổi thùy thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch kém như: Người già, trẻ em, người có bệnh mạn tính mắc kèm,…

Nguyên nhân gây viêm phổi thùy

Theo các nhà khoa học có rất nhiều nguyên nhân gây viêm phổi thùy nhưng nguyên nhân chính là do tái cấu trúc đường thở. Điều này được giải thích như sau: Khi đường thở viêm, nhiễm trùng lâu dần sẽ làm cho niêm mạc phổi, phế quản bị xơ sẹo, tăng khả năng nhạy cảm với các tác nhân có hại khiến quá trình viêm ngày càng thêm trầm trọng. Hậu quả là: Các tế bào tiết nhầy tăng hoạt động, đờm dãi bít tắc sâu bên trong phổi, phế quản làm người bệnh ho, khạc đờm kéo dài. Ngoài ra, tái cấu trúc đường thở cũng làm cho thành phế nang dần bị dày lên, xơ cứng gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí của cơ thể. Lúc này, người bệnh hít vào không đủ và thở ra không hết, khí bị đọng lại bên trong phế nang gây ra tình trạng khí phế thũng khiến người mắc cảm thấy khó thở thường xuyên. Tái cấu trúc đường thở còn là nguyên nhân làm cho hệ miễn dịch của phổi, phế quản bị suy giảm khiến bệnh viêm phổi thùy dễ tái phát trở lại.

Các tác nhân làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi thùy có thể được kể đến như:

- Virus.

- Vi khuẩn.

- Hóa chất.

- Bụi bẩn.

- Nhiệt độ, độ ẩm thay đổi.

>>> Xem thêm: Bệnh viêm phổi có lây không? Nếu có thì lây lan như thế nào?

Viêm phổi thùy có lây không? 

Hiện nay, rất nhiều người thắc mắc “Liệu căn bệnh viêm phổi thùy có lây không? Và nếu có thì lây qua con đường nào?”

Trả lời về vấn đề này các chuyên gia cho biết: Vi khuẩn, virus là những yếu tố làm tăng nguy cơ khiến chúng ta mắc phải căn bệnh viêm phổi thùy. Do vậy, cũng như nhiều căn bệnh hô hấp khác, viêm phổi thùy có thể lây từ người sang người thông qua các con đường sau:

Đường hô hấp: Chúng ta có thể bị nhiễm các tác nhân có hại khi tiếp xúc với nước bọt, dịch mũi của người bệnh trong quá trình: Trò chuyện, hắt hơi, ho, khạc nhổ, ôm hôn,...

Dùng chung đồ vật: Sử dụng chung bát đũa, thức ăn, khăn mặt, quần áo của người mắc có thể khiến chúng ta mắc gặp phải căn bệnh này.

Tuy nhiên, việc hình thành bệnh sẽ không phụ thuộc vào chủng loại virus, vi khuẩn lây nhiễm mà chủ yếu do sức đề kháng, tình trạng xơ hóa, tái cấu trúc của niêm mạc đường thở. Dưới đây là những trường hợp dễ mắc phải căn bệnh viêm phổi thùy:

- Người có hệ miễn dịch kém: Trẻ em, người cao tuổi, người bị bệnh u bướu,...

- Người nghiện thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.

- Người có niêm mạc đường hô hấp bị xơ hóa, tái cấu trúc như: Viêm phế quản, hen suyễn, viêm họng,…

>>> Xem thêm: Bạn biết những gì về bệnh viêm phổi do vi khuẩn

Các biện pháp phòng ngừa căn bệnh viêm phổi thùy

Viêm phổi là một trong những bệnh lý nguy hiểm, thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ em. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

− Khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang y tế để phòng ngừa lây nhiễm.

− Không dùng chung đồ dùng với người bệnh như: Bát đũa, bàn chải đánh răng, cốc uống nước.

− Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, luôn giữ nhiệt độ phòng ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè.

− Không sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá,…

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.