Chuyên gia trả lời: Chào Xuân Hòa, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được cung cấp một số thông tin như sau:
Người bị bệnh lao phổi kiêng ăn gì?
Lao phổi là căn bệnh hô hấp thường gặp và có xu hướng ngày càng tăng cao. Hiện nay, để cải thiện bệnh hiệu quả, bên cạnh phác đồ điều trị người mắc cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tập luyện hàng ngày. Dưới đây là một thực phẩm mà người bị lao phổi không nên ăn:
- Những thực phẩm cay nóng như: Ớt tiêu, mù tạt,… vì những gia vị này thường gây kích thích niêm mạc đường thở khiến cho tình trạng ho khi mắc lao phổi ngày càng trở nên nặng.
- Kiêng những đồ ăn có nhiều dầu mỡ, chiên rán, thức ăn nhanh. Bởi những thực phẩm này thường khiến cho đờm dãi trở nên đặc quánh làm người bệnh khó khạc nhổ.
- Khi bị lao phổi bạn cần hạn chế sử dụng những chất kích thích như: Cà phê, nước tăng lực, bia, rượu, trà, thuốc lá,… Bởi những chất này thường tương tác với thuốc điều trị, gây độc cho gan, thận,...
>>> Xem thêm: Bi ho và khạc đờm nhiều có phải là dấu hiệu của lao phổi không?
Sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi hiệu quả
Xuân Hòa thân mến! Bên cạnh chế độ ăn uống cho người bị bệnh lao phổi, bạn thắc mắc có nên sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi không thì chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng. Tại sao lại như vậy? Để trả lời được câu hỏi này thì trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây lao phổi:
Lao phổi là bệnh do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây ra, khiến cho các nhu mô phổi tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của người mắc.
Viêm, nhiễm trùng đường thở do vi khuẩn lao gây ra, lâu ngày sẽ khiến cho niêm mạc phổi, phế quản dần trở nên tăng sinh, tái cấu trúc (tế bào đường thở bị tổn thương, xơ sẹo). Hậu quả là làm cho thành phế quản dày lên, khí bị đọng lại bên trong phế nang gây ra tình trạng khí phế thũng khiến người bệnh ho, khó thở, mệt mỏi kéo dài. Ngoài ra, tái cấu trúc đường thở cũng làm cho các niêm mạc phổi, phế quản tăng nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh dẫn đến quá trình viêm, nhiễm trùng ngày càng trở nên trầm trọng khiến việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Khi phổi, phế quản bị xơ hóa, tái cấu trúc thì hệ miễn dịch đường hô hấp sẽ bị suy giảm khiến cho bệnh dễ tái phát trở lại.
Sản phẩm thảo dược ra đời vừa giúp tác động vào nguyên nhân “gốc rễ” gây lao phổi bệnh đó là tái cấu trúc đường thở vừa nâng cao sức đề kháng phòng ngừa bệnh tái phát. Cụ thể tác dụng của các thành phần có trong sản phẩm:
- Fibrolysin (Chất xơ và lysis = tiêu hủy, có nghĩa là làm tiêu hủy các tổ chức xơ hóa): Giúp chống xơ hóa, tái cấu trúc đường thở, làm giảm sự nhạy cảm của niêm mạc phế quản, phổi với các tác nhân có hại, từ đó cải thiện được tình trạng ho, khó thở kéo dài do lao phổi.
- Chiết xuất xạ đen, xạ can, tạo giác có tác dụng như những kháng sinh thực vật, giúp giảm viêm, kháng khuẩn và chống lại sự nhiễm trùng từ các vi sinh vật gây bệnh.
- Chiết xuất nhũ hương, bán biên liên hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó thở, ho đờm do lao phổi gây nên.
- Yếu tố vi lượng selen và iod giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ các tế bào đường hô hấp, từ đó giúp phòng ngừa và ngăn chặn bệnh tái phát.
Như vậy sản phẩm thảo dược đã đạt được các mục tiêu điều trị sau:
Thứ nhất: Giảm các triệu chứng của bệnh lao phổi như ho, đờm, khó thở, mệt mỏi.
Thứ hai: Loại bỏ sự tấn công của các tác nhân gây bệnh và chống viêm niêm mạc đường thở.
Thứ ba: Chống tái cấu trúc, xơ hóa phổi, phế quản và tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch để phục hồi sức khỏe đường hô hấp.
Chính vì vậy, sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính Fibrolysin đã trở thành một sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng khi gặp phải các tình trạng như: Ho, khó thở, mệt mỏi,... do lao phổi gây ra, đồng thời cũng giúp phòng bệnh tái phát. Vì vậy, hãy sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày để nâng cao hiệu quả điều trị và phòng các bệnh viêm đường hô hấp (đặc biệt là lao phổi) cho chính mình và những người thân, bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe!
Chuyên gia Hô hấp