Ho kéo dài về đêm là triệu chứng của các căn bệnh hô hấp khác nhau, nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người mắc. Để tìm hiểu kĩ hơn về những ảnh hưởng do ho kéo dài về đêm gây ra và các biện pháp cải thiện tình trạng này, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Tìm hiểu về tình trạng ho kéo dài về đêm
Bình thường, ho là một phản xạ tốt của cơ thể nhưng khi ho kéo dài, dai dẳng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người mắc, đặc biệt ho về đêm khiến người bệnh mất ngủ, tinh thần mệt mỏi,...
Hiện nay, nhiều người cho rằng viêm, nhiễm trùng đường hô hấp là căn nguyên gây ra tình trạng ho, bao gồm cả ho kéo dài về đêm. Nhưng thực chất đây chỉ là bề nổi của vấn đề. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân sâu xa gây ho kéo dài về đêm là do tái cấu trúc đường thở. Khi đường hô hấp bị viêm, nhiễm trùng lâu ngày sẽ khiến cho các tế bào niêm mạc phổi, phế quản tăng sinh, tái cấu trúc. Hậu quả là làm cho người bệnh hít vào không đủ O2, thở ra không hết CO2, khí bị đọng lại bên trong phế nang, kích thích niêm mạc phế quản, phổi gây ho kéo dài. Tái cấu trúc đường thở còn làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm, làm tăng nhạy cảm với tác nhân có hại như: Nhiệt độ, độ ẩm thay đổi, khói bụi,… khiến cho tình trạng ho kéo dài tái phát, đặc biệt là vào ban đêm.
Khi bị ho kéo dài về đêm, người bệnh thường có biểu hiện:
+ Ho kéo dài trên 3 tuần, mức độ và tần suất ngày càng dày đặc.
+ Đờm đặc khiến cho đường thở bị bít tắc, người mắc cảm thấy khó thở, mệt mỏi.
+ Khi tình trạng trở nên nặng người mắc thường ho ra đờm đặc quánh, có màu như: Xanh, vàng,… đôi khi kèm máu, mùi hôi.
+ Nhức mỏi cơ thể, chán ăn, đôi khi kèm sốt.
5 ảnh hưởng do tình trạng ho kéo dài về đêm gây ra
Ho kéo dài về đêm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến cuộc sống của người mắc bị đảo lộn. Dưới đây là 5 ảnh hưởng thường gặp khi bị ho kéo dài về đêm:
Mất ngủ
Ho kéo dài về ban đêm thường ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Bên cạnh đó, những người xung quanh cho biết, giấc ngủ của họ cũng bị làm phiền mỗi khi người bên cạnh ho kéo dài.
Ảnh hưởng đến giao tiếp
Ho nhiều khiến người bệnh khản tiếng, làm cho giọng nói bị thay đổi. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến giao tiếp và công việc, đặc biệt là những người có đặc thù nghề nghiệp phải thường xuyên sử dụng giọng nói như giáo viên, ca sĩ, diễn giả, người dẫn chương trình,…
Mệt mỏi
Mệt mỏi là một trong những hậu quả thường gặp do ho kéo dài gây ra. Khi đường thở bị viêm sẽ khiến cho thành phế nang bị sưng, phù nề, thu hẹp gây ảnh hưởng đến chức năng trao đổi khí của cơ thể. Lúc này khí bị đọng lại bên trong phế nang, gây ra tình trạng khí phế thũng, khiến người mắc mệt mỏi. Ngoài ra, ho nhiều còn khiến cho các cơ lồng ngực bị co thắt, người bệnh phải huy động lực để đẩy các dị vật ra ngoài gây mệt mỏi, khó chịu.
Ảnh hưởng đến công việc và học tập
Ho kéo dài về đêm khiến cho người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, giảm khả năng tập trung, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc và kết quả học tập. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.
Báo hiệu nhiều căn bệnh hô hấp nguy hiểm
Khi mắc các căn bệnh hô hấp, đường thở sẽ bị viêm, nhiễm trùng, lâu ngày khiến cho niêm mạc phổi, phế quản dần trở nên tăng sinh, tái cấu trúc. Hậu quả là làm cho niêm mạc đường hô hấp tăng nhạy cảm với các tác nhân có hại gây ho kéo dài đặc biệt là vào ban đêm. Các căn bệnh hô hấp thường gặp gây ho kéo dài về ban đêm như: Viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn,…
>>> Xem thêm: Tất cả những điều bạn cần biết về tình trạng ho khan ở trẻ
Các biện pháp giúp cải thiện hiệu quả tình trạng ho kéo dài về đêm
Ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc. Để cải thiện hiệu quả các cơn ho, người mắc có thể thực hiện những biện pháp sau:
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh
Thời tiết lạnh là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp gây ho kéo dài về đêm. Vì vậy, giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng cổ khi ngủ là biện pháp hữu ích giúp phòng và cải thiện các cơn ho hiệu quả.
Nói không với thuốc lá
Khói thuốc lá là nguyên nhân khiến cho nhiều người mắc phải các căn bệnh hô hấp nguy hiểm gây ho kéo dài về đêm. Trong khói thuốc có chứa rất nhiều chất độc, làm tê liệt tế bào lông chuyển (nhung mao), khiến các tác nhân có hại bị đọng lại bên trong phế quản, phổi, kích thích niêm mạc đường hô hấp gây ho. Vì vậy, để bảo vệ bạn và người thân trong gia đình khỏi các căn bệnh hô hấp gây ho kéo dài về đêm hãy nói không với thuốc lá.
Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
Trẻ em, người già, người suy giảm miễn dịch,… là những đối tượng dễ mắc các căn bệnh hô hấp gây ho kéo dài. Vì vậy nâng cao sức đề kháng là biện pháp hữu hiệu giúp phòng và cải thiện hiệu quả các cơn ho.
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối là phương pháp hữu hiệu giúp làm sạch niêm mạc đường hô hấp, chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Đây là một trong những cách cải thiện tình trạng ho kéo dài về đêm tại nhà hiệu quả, được rất nhiều người áp dụng.
>>> Xem thêm: Bật mí cách chữa ho có đờm lâu ngày ở người lớn hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên