Ho có đờm ở trẻ nhỏ là biểu hiện của nhiều căn bệnh hô hấp khác nhau. Nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe. Để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh, hiện nay nhiều bậc phụ huynh ưa dùng các sản phẩm thảo dược.
Ho có đờm là gì?
Ho là một phản xạ tốt của cơ thể giúp loại bỏ: Đờm, bụi bẩn, dị vật,... ra khỏi đường thở, giúp cải thiện chức năng hô hấp. Đờm là sản phẩm của quá trình thực bào trong phản ứng viêm, gồm các thành phần: Chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu, mủ,…
Nguyên nhân gây ho có đờm ở trẻ chủ yếu là do virus và vi khuẩn. Ngoài ra, bụi, khói thuốc lá, phấn hoa là các tác nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, gây ho kéo dài, thường xuyên.
>>>Xem thêm: Ho kéo dài về đêm báo hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
Ho đờm ở trẻ báo hiệu những căn bệnh hô hấp nào?
Ho có đờm ở trẻ là biểu hiện của nhiều căn bệnh hô hấp khác nhau, dưới đây là một số bệnh thường gặp:
Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng viêm lớp niêm mạc đường thở, khiến phế quản sưng, phù nề tăng tiết dịch. Khi gặp phải tình trạng này trẻ thường có biểu hiện: Ho, sốt, mệt mỏi, khó thở,…
Trẻ bị viêm phế quản thường ho có đờm kéo dài, dai dẳng, nếu không được điều trị kịp có thể dẫn đến viêm phế quản mạn tính.
Viêm phổi
Viêm phổi là một bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết trở lạnh hoặc thay đổi đột ngột. Bệnh thường có các biểu hiện: Sốt cao, đau tức ngực, ho có đờm đặc, kèm theo quấy khóc, mệt mỏi,…
Giãn phế quản
Giãn phế quản là bệnh lý nguy hiểm, có thể gặp ở trẻ. Viêm nhiễm kéo dài làm lớp niêm mạc đường thở tăng sinh, tái cấu trúc, khả năng đàn hồi, co kéo dần kém đi, khiến cho chức năng đường thở bị suy giảm nghiêm trọng, do vậy trẻ thường ho kéo dài.
Viêm họng
Viêm họng khiến cho cổ họng sưng đau, tăng tiết đờm nhầy do nhiễm khuẩn. Trẻ bị viêm họng có biểu hiện ho đờm màu trắng hoặc màu xanh vàng.
Lao phổi
Trẻ bị mắc lao phổi thường có biểu hiện sốt cao về chiều, ho khạc đờm kéo dài đôi khi lẫn máu. Lao phổi là bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan cao vì vậy cần được phát hiện sớm và điều trị tích cực.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp. Các vi khuẩn có hại cùng dịch vị đẩy ngược lên trên thực quản gây tổn thương đường thở, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
Áp xe phổi
Áp xe phổi là tình trạng nhiễm trùng nặng nhu môi phổi. Khi bị bệnh, trẻ thường có một số biểu hiện sau:
- Ho đờm kèm máu.
- Sốt cao.
- Biếng ăn, mệt mỏi.
>>>Xem thêm: Ho nhiều đờm báo hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
Các biện pháp phòng và cải thiện tình trạng ho có đờm ở trẻ
Để phòng và cải thiện hiệu quả tình trạng ho có đờm ở trẻ, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ như: Vắc-xin viêm màng não, phế cầu khuẩn, Hib, bạch cầu, ho gà để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.
- Nhắc trẻ uống đủ nước trong ngày, điều này sẽ giúp làm loãng đờm, cải thiện hiệu quả tình trạng ho.
- Theo các chuyên gia, sữa mẹ không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và não bộ mà còn có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm đường hô hấp gây ho.
- Đặc biệt lưu ý, khi thấy trẻ gặp phải tình trạng ho có đờm cha mẹ tuyệt đối không được tùy tiện mua và sử dụng các loại thuốc trị ho, thuốc kháng sinh. Điều này rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Kháng thuốc, dị ứng thuốc,...
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng việc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
-Các mẹ nên khuyến khích trẻ vận động thường xuyên, đây là cách giúp con bạn tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Tránh tắm lạnh cho trẻ khi bị bệnh, giữ ấm mũi họng, cổ ngực, gan bàn chân, tay cho trẻ.
- Hằng ngày vệ sinh mũi, miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý và chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh.