Vì sao bệnh viêm phổi ở người lớn tuổi dễ mắc hơn?

Viêm phổi là căn bệnh hô hấp phổ biến thường gặp. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu ở nhiều người cao tuổi. Thế nhưng, không có nhiều người biết được lý do tại sao bệnh viêm phổi ở người lớn tuổi lại dễ mắc như vậy. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp điều này!

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là một dạng viêm nhiễm ở phổi, xảy ra khi các tác nhân gây hại từ môi trường xâm nhập vào qua đường thở. Bệnh viêm phổi thường diễn ra từ các giai đoạn nhẹ đến nặng, thậm chí nhiều trường hợp, viêm phổi còn có thể gây tử vong cho người bệnh.

Mặc dù bệnh viêm phổi được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, nhưng ở những người lớn tuổi, nguy cơ mắc căn bệnh này lại bắt nguồn từ chính cơ thể của họ. Vậy những nguy cơ nào dẫn đến bệnh viêm phổi ở người lớn tuổi?

>>> Xem thêm: Ho có đờm màu trắng là dấu hiệu cảnh báo điều gì bất thường ở đường hô hấp?

Nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở người lớn tuổi là do đâu?

Người lớn tuổi có thể mắc bệnh viêm phổi do những nguy cơ sau:

Do thể trạng sức khỏe suy yếu

Càng về già, cơ thể con người dần bị yếu đi. Tuy nhiên, chỉ với tình trạng suy yếu đơn thuần sẽ không thể gây ra bệnh lý. Mà sự suy yếu này giảm dần theo thời gian, dẫn đến giảm chức năng sinh lý trong cơ thể, giảm sức đề kháng với các tác nhân gây hại từ môi trường, khiến cho các tổn thương dễ xuất hiện.

Do hệ miễn dịch hô hấp suy giảm

Hệ thống miễn dịch của đường hô hấp của con người cũng giảm dần theo quá trình lão hóa, làm cho cơ thể của những người lớn tuổi gặp khó khăn hơn trong việc chống lại sự viêm nhiễm tại phổi. Ngoài ra, một vài loại thuốc như steroid và thuốc hóa trị liệu cũng là nguyên nhân làm ức chế phản ứng miễn dịch, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh viêm phổi xâm nhập.

Do mắc phải các bệnh lý khác

Những người lớn tuổi thường mắc phải nhiều căn bệnh phổ biến như: bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch,... Đây đều là những căn bệnh làm suy giảm nghiêm trọng sức đề kháng của cơ thể, làm tăng nguy cơ cho các bệnh nhiễm trùng khác, trong đó bao gồm cả viêm phổi.

Ngoài ra, những vấn đề khác có liên quan để phổi như xơ hóa phổi, hen suyễn, bệnh phổi mãn tính,... cũng góp phần không nhỏ làm tăng nguy cơ viêm phổi ở người lớn tuổi.

Không chỉ vậy, những người đã từng trải qua phẫu thuật cũng dễ bị tổn thương và viêm nhiễm tại phổi hơn, bởi cơ thể của họ rất yếu và cần nhiều thời gian phục hồi. Hơn nữa, việc dùng các thuốc trong quá trình phẫu thuật cũng là nguyên nhân gây tích tụ đờm và làm cho người bệnh thở nông hơn.

Chính bởi những nguy cơ như vậy, nên người lớn tuổi thường dễ mắc phải căn bệnh viêm phổi và kéo theo nhiều hệ lụy cho sức khỏe, tính mạng. Do đó, việc phòng ngừa bệnh sẽ giúp làm giảm thiểu những tác hại mà căn bệnh viêm phổi có thể gây nên.

>>> Xem thêm: Bạn biết những gì về bệnh viêm phổi do vi khuẩn

Làm sao để phòng ngừa bệnh viêm phổi ở người lớn tuổi?

Để có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở những người lớn tuổi, các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra những lời khuyên như sau:

- Tiêm vaccin phòng ngừa phế cầu khuẩn (vi khuẩn gây bệnh viêm phổi) hàng năm cho những người trên 65 tuổi.

- Có chế độ chăm sóc riêng dành cho người mắc bệnh viêm phổi: đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ để người bệnh nhanh chóng phục hồi; đảm bảo việc dùng thuốc điều trị bệnh viêm phổi đúng và đủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

- Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh để tránh việc lây nhiễm; nên đeo khẩu trang hoặc hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

- Duy trì một lối sống lành mạnh: Đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt, rèn luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch nhờ chế độ ăn uống để ngăn ngừa bệnh tật.

- Giáo dục kiến thức về bệnh viêm phổi ở người lớn tuổi.

>>>Xem thêm: Điều gì gây ra cơn ho khan về đêm? Cách điều trị ho tại nhà như thế nào?

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.