Ho có đờm màu trắng là dấu hiệu cảnh báo điều gì bất thường ở đường hô hấp?

Ho khan, ho có đờm là những biểu hiện thường gặp ở rất nhiều người. Nhưng ho có đờm liên tục, kèm theo màu trắng thì liệu có bình thường hay không? Làm thế nào để cải thiện tình trạng ho có đờm trắng kéo dài như vậy?

Ho là gì?

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể bạn làm sạch đường hô hấp và tống các chất nhầy, chất gây dị ứng hoặc đẩy khói bụi, khí tồn đọng ra khỏi cơ thể. Nhờ vậy, phản xạ ho giúp cho đường hô hấp của bạn chống lại sự nhiễm trùng. Cơn ho thường gặp có thể là ho khan hoặc ho có đờm. Vậy với trường hợp ho có đờm, thì đờm xuất hiện từ đâu? Và màu sắc của nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không?

>>> Xem thêm: Bị ho và khạc đờm nhiều có phải dấu hiệu lao phổi không?

Ho có đờm màu trắng nguy hiểm hay không?

Thông thường, niêm mạc phổi, phế quản của chúng ta sẽ được bảo vệ bởi một lớp chất nhầy mỏng. Chúng giống như chiếc áo, giúp bảo vệ phổi, phế quản khỏi tác động của các chất kích thích, các vi trùng gây hại. Nhưng khi những tác nhân đó xâm nhập vào đường thở và đọng lại trong phế quản, nhu mô phổi và phế nang, nó sẽ kích thích phản ứng viêm của cơ thể. Điều này làm cho chất nhầy sản sinh ra nhiều hơn, đồng thời viêm làm cho đường thở sưng lên, phù nề. Khi có biểu hiện ra ngoài là ho kèm theo chất nhầy có nghĩa là nó cảnh báo cho việc bạn có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Khi chất nhầy ho ra có màu trắng, đặc thì đây là tín hiệu cho biết đường thở đang bị các vi khuẩn gây bệnh tấn công. Còn nếu ho ra chất nhầy màu trắng, kèm theo bọt thường được gọi là ho có đờm.

Ho có đờm không chỉ cho biết tình trạng nhiễm trùng đường thở đang nặng dần lên, mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh như:

- Chứng tắc nghẽn mạn tính ở phổi (khí phế thũng, giãn phế quản, viêm phổi mạn tính,...).

- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

- Viêm phổi cấp tính (hoặc mạn tính).

Phù phổi (có thể là biến chứng của suy tim…).

Ngoài ra, ho có đờm có thể xuất hiện những màu sắc khác như đờm, chất nhầy màu vàng hoặc xanh lá cây. Nếu bạn ho ra đờm có màu lạ như vậy, có nghĩa là nhiễm trùng đường hô hấp dưới rất nặng. Sự thay đổi màu sắc này do các enzyme phòng thủ của hệ thống miễn dịch tiết ra. Nếu không được sớm điều trị, tình trạng bội nhiễm dễ xảy ra và gây nhiều biến chứng hô hấp nguy hiểm. Thậm chí có thể dẫn đến suy hô hấp, ảnh hưởng đến tính mạng.

>>> Xem thêm: 5 mẹo giúp người bệnh khó thở cải thiện hô hấp khi tập luyện

Cải thiện cơn ho có đờm bằng những cách nào?

Để có thể làm sạch đờm, chất nhầy ở đường hô hấp và cải thiện cơn ho có đờm, bạn có thể áp dụng một vài cách sau:

- Uống nhiều nước ấm để làm sạch phổi, phế quản và làm loãng đờm, giúp đẩy chúng ra ngoài dễ hơn khi có cơn ho;

- Nghỉ ngơi và bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể để chống lại nhiễm trùng;

- Xông hơi nước ấm giúp làm thoáng đường thở, hơi nước cũng giúp làm cho đờm bớt đặc và giảm sự dính ở niêm mạc phổi, phế quản;

- Dùng nước muối loãng để vệ sinh đường thở, giúp kháng viêm, kháng khuẩn;

- Giảm ho, giảm viêm bằng mật ong, gừng…

Trong trường hợp bạn đã áp dụng những cách này mà tình trạng ho có đờm vẫn không cải thiện, hãy cân nhắc dùng các thuốc không kê đơn như thuốc xịt mũi, thuốc giảm đau (hạn chế đau do cơn ho kéo dài), thuốc giảm ho, thuốc long đờm, thuốc hạ sốt (nếu có cơn sốt so phản ứng viêm của cơ thể). Tuy nhiên, để việc dùng thuốc có hiệu quả nhất, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến từ các nhân viên y tế, đặc biệt là khi ho có đờm kéo dài hơn 1 tuần. Khi đó, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra sức khỏe.

Phòng ngừa cơn ho đờm trắng kéo dài nhờ sản phẩm thảo dược 

Bên cạnh đó, một cách khác để giúp cải thiện tình trạng ho có đờm kéo dài là sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Đây hiện đang là xu hướng mới được nhiều chuyên gia khuyên nên dùng, bởi sản phẩm thảo dược vừa giúp cải thiện cơn ho hiệu quả, lại đảm bảo an toàn và không gây ra tác dụng phụ. 

Trong sản phẩm có chứa thành phần bao gồm:

Hoạt chất Fibrolysin: Giúp chống xơ hóa, chống tái cấu trúc phổi, phế quản; cải thiện sự đàn hồi của đường thở; giảm sự nhạy cảm của niêm mạc đường thở với các tác nhân gây bệnh từ ngoài môi trường.

Chiết xuất Nhũ hương, bán biên liên: Hỗ trợ thanh phế, giảm ho, giảm đờm. Từ đó giúp cải thiện triệu chứng ho, đờm, khó thở do viêm đường hô hấp.

Chiết xuất Xạ đen, xạ can, tạo giác: Có tác dụng kháng sinh thực vật, chống viêm, kháng khuẩn và ngăn chặn nhiễm trùng do các vi trùng xâm nhập đường thở.

Bổ sung yếu tố vi lượng Selen và Iod: Tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, bảo vệ miễn dịch tế nào, nhờ đó tăng khả năng phòng ngừa bệnh, hạn chế các triệu chứng viêm đường hô hấp tái phát.

Như vậy, có thể thấy đây là sản phẩm tác động toàn diện trên mọi mặt, giúp ngăn chặn nguyên nhân gây bệnh, cải thiện triệu chứng và phòng bệnh ngay từ những tác nhân ban đầu. Vì thế, đừng quên sử dụng mỗi ngày để có thể chấm dứt được cơn ho có đờm và viêm nhiễm đường hô hấp nhé!

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.