Biện pháp khắc phục tại nhà giúp cải thiện các triệu chứng viêm phổi

Các biện pháp khắc phục tại nhà thường không thể điều trị triệu chứng viêm phổi, nhưng chúng lại là những cách để giúp bạn cải thiện tốt hơn và kiểm soát hiệu quả căn bệnh này. Vậy làm thế nào để bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm ho, giảm đờm và giảm bớt đau tức ngực nếu chẳng may mắc phải bệnh viêm phổi?

Bạn có thể làm gì khi có những triệu chứng viêm phổi?

Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm tại các nhu mô phổi, bao gồm phế nang, mô kẽ phổi và đôi khi viêm còn ảnh hưởng đến các tiểu phế quản tại phổi. Khi quá trình viêm xảy ra do sự xâm nhập đường thở của các tác nhân gây bệnh, nó sẽ dần tiến triển và dẫn đến những triệu chứng của bệnh.

Các triệu chứng viêm phổi ban đầu diễn ra rất nhẹ, dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của cảm cúm, cảm lạnh thông thường nên nhiều người sẽ chủ quan với sức khỏe. Đến khi viêm, nhiễm trùng tiến triển nặng hơn và làm các tổn thương tăng lên, triệu chứng viêm phổi sẽ biểu hiện rõ rệt. Điển hình là sốt cao, rét run, ho khan hoặc ho kèm theo đờm, mủ. Thậm chí cơn ho kéo dài còn khiến cho bạn đau tức ngực, khó thở, hơi thở nông và ngắn.

>>>Xem thêm: Bệnh viêm phổi có lây không? Nếu có thì lây lan như thế nào?

Lúc này, việc điều trị triệu chứng của bệnh là điều cần thiết nhằm giúp người bệnh có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Cách thường gặp nhất là sử dụng thuốc tân dược để giảm ho, giảm đờm, hạ sốt, dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn,… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng thêm các biện pháp không dùng thuốc để hỗ trợ cải thiện sức khỏe và giảm triệu chứng viêm phổi nhanh hơn.

Biện pháp cải thiện các triệu chứng viêm phổi tại nhà bạn nên biết

Dưới đây là những biện pháp khắc khắc phục các triệu chứng của bệnh viêm phổi mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:

Cải thiện các cơn ho, đau tức ngực do ho nhiều

Nếu bạn bị ho do viêm phổi, cơn ho thường diễn ra nhằm mục đích giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Bởi phản xạ ho giúp tống đờm, chất nhầy ra khỏi đường thở. Nhưng khi cơn ho kéo dài liên tục và không có dấu hiệu giảm đi, thì bạn sẽ cảm thấy đau tức ngực, đau rát họng hơn. Lúc này, hãy thử một vài cách để làm giảm bớt cơn ho như:

- Súc miệng, súc họng với nước muối sinh lý để sát khuẩn và giảm kích ứng;

- Uống trà nóng (trà gừng, trà bạc hà, trà mật ong,…) giúp kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ làm loãng đờm, giúp đường thở thông thoáng hơn.

>>> Xem thêm: Xơ hóa phổi- Căn bệnh nguy hiểm bạn nên biết

Sốt là phản ứng của cơ thể khi quá trình viêm tại phổi tiến triển nặng hơn, hoặc do nhiễm trùng từ các vi sinh vật gây bệnh. Cơn sốt cao khiến cơ thể bạn mất nước, thân nhiệt tăng và sức khỏe suy kiệt, yếu dần đi. Vì thế, ngoài việc dùng các thuốc hạ sốt, bạn có thể lấy một chiếc khăn nhỏ, làm ướt bằng nước ấm, vắt kiệt nước và đặt lên trán. Lặp lại vài lần, chườm ở vùng bụng, bẹn, và nách cũng giúp hạ thân nhiệt nhanh hơn.

Khi bị sốt thường kèm theo cơn rét run, ớn lạnh. Nên bạn có thể uống hoặc ăn đồ mềm, lỏng, nóng ấm để giúp bù nước cho cơ thể, đồng thời giảm tình trạng ớn lạnh trong người.

Cải thiện các cơn khó thở

Người bị viêm phổi thường có hơi thở ngắn và nông, đôi khi cảm thấy khó thở ngay cả lúc đang nghỉ ngơi. Nếu cơn khó thở xảy ra liên tục, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc làm giãn đường thở. Tuy nhiên, bạn cũng có thể áp dụng cách xông hơi nước ấm để giúp việc thở dễ dàng hơn. Đồng thời duy trì độ ẩm không khí phù hợp cũng giúp cải thiện tình trạng này khá tốt.

Ngoài một vài cách kể trên, để đảm bảo rằng việc điều trị viêm phổi có hiệu quả nhất, bạn cần nhớ luôn bám sát kế hoạch điều trị mà bác sĩ đã đưa ra. Và nếu cần dùng thuốc thì nên làm theo đúng chỉ dẫn của nhân viên y tế.

>>> Xem thêm: Bạn biết những gì về bệnh viêm phổi do vi khuẩn

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.