Lời khuyên giúp bạn phòng ngừa viêm phổi cho cả gia đình

Viêm phổi là một trong các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp dễ mắc phải, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa, thay đổi khí hậu rõ rệt. Hơn nữa, đây còn là một căn bệnh có thể gây ra từ những nhiễm trùng đường hô hấp trên, bệnh cảm cúm, cảm lạnh và có thể truyền nhiễm. Vậy làm cách nào để giúp bạn phòng bệnh viêm phổi và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình?

Những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi và có thể xảy ra với bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi. Trong đó, những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người già trên 65 tuổi. Các tác nhân gây bệnh thường gặp từ môi trường là: Khói thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm không khí, phấn hoa, lông thú nuôi,… Trường hợp viêm phổi do những tác nhân này, bệnh sẽ không truyền nhiễm.

>>> Xem thêm: Ho khan, ho có đờm và những điều bạn cần biết để đề phòng

Nhưng nếu viêm phổi xảy ra do bạn mắc phải nhiễm trùng đường hô hấp trên ở mũi và cổ họng, hoặc do cảm lạnh, cảm cúm dẫn đến nhiễm khuẩn do vi sinh vật gây bệnh thì viêm phổi có thể lây lan qua đường hô hấp. Ngoài ra, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi bao gồm:

  •  Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc vi khuẩn gây bệnh trong không khí: Thông qua hắt hơi, ho mà không che miệng, mũi, qua các bề mặt vật dụng chạm vào,
  •  Do dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân với người bệnh,
  •  Do tiếp xúc với môi trường có nhiều mầm bệnh (bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe);…
  •  Do sức đề kháng kém.

Bởi vậy, việc hiểu rõ về bệnh và tìm hiểu sớm những cách phòng ngừa viêm phổi sẽ giúp bạn và người thân xung quanh chủ động tránh được căn bệnh này.

Phòng ngừa viêm phổi bằng những cách nào?

Dưới đây là những cách giúp bạn phòng ngừa viêm phổi ngay từ ban đầu:

Tiêm vaccine phòng ngừa viêm phổi, phế cầu khuẩn, virus gây bệnh cảm cúm là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi. Đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, các vi sinh vật này càng dễ tấn công đường thở hơn. Do đó, việc tiêm vaccine ngừa vi khuẩn, virus được khuyến cáo nên làm. Đây cũng là cách giúp làm giảm nguy cơ mắc viêm phổi ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Vaccine phòng ngừa viêm phổi cũng có thể dùng cho cả người trưởng thành.

Thay đổi thói quen sống lành mạnh để bảo vệ cơ thể cũng là một cách để giúp bạn và gia đình phòng bệnh, bao gồm: Tránh hút thuốc và hạn chế để khói thuốc xuất hiện trong nhà, rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn và nước ấm (có thể dùng chất khử trùng tay có cồn khi bạn không thể rửa tay); hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nên duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt khoa học để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Với trẻ nhỏ, giữ trẻ tránh xa những người bị viêm phổi, cảm cúm, cảm lạnh có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ. Vệ sinh mũi, miệng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Trường hợp bạn hoặc người thân bị cảm lạnh, cảm cúm, hãy chắc chắn được nghỉ ngơi đầy đủ để phục hồi sức khỏe, tránh lây nhiễm các bệnh lý khác. Uống nhiều nước, dùng máy tạo độ ẩm không khí để giúp việc thở dễ dàng hơn.

Bổ sung nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin C, kẽm và các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường miễn dịch tự nhiên cho cơ thể của bạn.

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.