Viêm phổi không điển hình là gì? Ai là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này?

Viêm phổi không điển hình là căn bệnh hô hấp thường gặp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người mắc. Vậy viêm phổi không điển hình là căn bệnh như thế nào? Ai là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này? Để biết thêm những thông tin chi tiết về bệnh viêm phổi không điển hình mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Xem ngay!

Viêm phổi không điển hình là gì?

Viêm phổi không điển hình hay còn gọi là viêm phổi đi bộ. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm, nhiễm trùng nhu mô phổi (phế nang, túi phế nang và tổ chức liên kết kẽ) gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của cơ thể.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng thường gặp nhất là do vi khuẩn như:

- Mycoplasma pneumoniae.

- Chlamydia pneumoniae.

- Legionella pneumoniae.

Khi các tác nhân trên xâm nhập vào đường thở sẽ khiến cho tế bào phổi bị tổn thương và dần trở nên xơ hóa, tái cấu trúc. Hậu quả là làm cho niêm mạc đường thở tăng nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh như: Vi khuẩn, virus, khói bụi,... dẫn đến quá trình viêm thêm trầm trọng, khiến người mắc ho khạc đờm kéo dài. Viêm, nhiễm trùng kéo dài cũng làm cho thành phế quản bị dày lên, khí bị đọng bên trong phế nang gây khó thở, mệt mỏi cho người bệnh. Bên cạnh đó, tái cấu trúc đường thở cũng làm cho hệ miễn dịch của phổi, phế quản bị suy giảm khiến cho bệnh dễ trở nặng.

Các triệu chứng của viêm phổi không điển hình

Các triệu chứng ban đầu của viêm phổi không điển thường nhẹ, tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng thông khí của cơ thể. Để nhận biết sớm căn bệnh này, người bệnh cần chú ý các triệu chứng sau:

- Ớn lạnh.

- Ho.

- Sốt, có thể nhẹ hoặc cao.

- Khó thở (xảy ra khi bạn gắng sức).

Các triệu chứng khác bao gồm:

- Đau ngực trở nên nặng hơn khi bạn thở sâu hoặc ho.

- Đau đầu.

- Chán ăn, mệt mỏi

- Đau cơ và cứng khớp.

- Đổ mồ hôi và da bẩn.

Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm:

- Tiêu chảy.

- Đau tai.

- Đau mắt hoặc đau nhức.

- Phát ban.

- Đau họng.

>>> Xem thêm: Bệnh viêm phổi có lây không? Nếu có thì lây lan như thế nào?

Đối tượng dễ mắc viêm phổi không điển hình

Viêm phổi không điển hình là căn bệnh hô hấp thường gặp và có xu hướng ngày càng gia tăng. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải căn bệnh này, dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ cao:

- Người hút thuốc.

- Người trên 65 tuổi.

- Trẻ em.

- Người bị suy giảm miễn dịch.

- Người sống trong môi trường ô nhiễm.

Các biện pháp giúp phòng và cải thiện bệnh viêm phổi không điển hình

Viêm phổi không điển hình triệu chứng âm thầm, có thể gây ra nhiều biến chứng nặng. Để ngăn ngừa bệnh cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, xì mũi, hắt hơi.

- Uống nhiều nước mỗi ngày: Uống nhiều nước không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn đào thải những độc tố gây hại. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên bạn nên uống 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.

- Không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá: Rượu, bia, thuốc lá là những nguyên nhân hàng đầu gây phá hủy phổi, giảm chức năng hô hấp của cơ thể, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm khác.

- Giữ nhiệt độ cơ thể phù hợp: Giữ cơ thể đủ ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. Đặc biệt chú ý không nên để lò sưởi trong nhà vì các khí độc không được thoát ra ngoài, dễ gây viêm phổi, đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ. Về mùa hè, nên để điều hòa ở nhiệt độ thích hợp là 250C, không nên để quá thấp so với môi trường bên ngoài, bởi dễ dẫn tới các bệnh lý về hô hấp như: Viêm phổi, viêm phế quản,...

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.