Ho đờm nhiều dai dẳng khiến người bệnh mất ăn, mất ngủ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Vậy nguyên nhân gây ho đờm kéo dài là gì? Làm sao để cải thiện bệnh an toàn, hiệu quả? Để trả lời cho những câu hỏi trên, mời bạn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây. Xem ngay!
Tìm hiểu về triệu chứng ho đờm nhiều
Đờm là chất tiết của đường hô hấp bao gồm các thành phần như: Xác chết của vi sinh vật, chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu,... và được tống ra ngoài nhờ phản xạ ho.
Màu sắc của đờm phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn và thời gian bị bệnh: Ở giai đoạn đầu của các bệnh viêm đường hô hấp, người mắc thường ho đờm màu trắng, trong, sau đó chuyển sang màu xanh, vàng đặc sệt có thể lẫn máu. Ho đờm được chia làm 2 loại đó là: Cấp tính và mạn tính tùy vào thời gian ho.
Khi triệu chứng ho có đờm kéo dài từ 5 - 7 ngày thì được coi là cấp tính. Còn nếu ho lâu ngày trên 3 tuần không khỏi thì được coi là bệnh mạn tính.
>>> Xem thêm: Ho ra đờm xanh đặc phải làm sao để cải thiện? Xem ngay câu trả lời tại đây!
Nguyên nhân dẫn đến ho đờm nhiều kéo dài, dai dẳng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng ho đờm nhiều kéo dài, không khỏi như:
Ho đờm do lao phổi: Khi bị lao phổi, người bệnh thường có triệu chứng ho nhiều đờm đặc màu trắng đục hoặc lẫn máu, kèm theo sốt nhẹ và đổ mồ hôi về chiều .
Ho nhiều đờm do viêm phổi: Người bị viêm phổi thường có biểu hiện ho đờm đặc màu xanh hoặc vàng kèm theo khó thở. Bệnh tái phát liên tục, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thông khí của cơ thể.
Ho đờm nhiều do viêm phế quản: Khi bị viêm phế quản, người bệnh thường ho khan kèm ngứa họng, sau đó sẽ chuyển sang ho đờm nhiều, dai dẳng. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ chuyển sang mạn tính, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người mắc.
Ho đờm nhiều do giãn phế quản: Người bị giãn phế quản thường ho nhiều đờm đặc vào buổi sáng sớm kèm khó thở kéo dài. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người mắc.
Mặc dù có rất nhiều căn bệnh gây ho đờm nhiều kéo dài như: Viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi,... Tuy nhiên, chúng đều có chung một đặc điểm đó là: Khi đường thở bị viêm, lâu ngày sẽ làm cho các tế bào hô hấp bị xơ hóa, thay đổi cấu trúc (tái cấu trúc) - Đây chính là nguyên nhân sâu xa khiến tình trạng ho kéo dài, dai dẳng. Khi đường thở bị tái cấu trúc sẽ gây ra hậu quả:
- Đường thở bị dày lên (thu hẹp) khiến đờm dãi bít tắc sâu bên trong phổi, phế quản.
- Niêm mạc phổi, phế quản tăng nhạy cảm với tác nhân có hại gây ho dai dẳng.
- Hệ miễn dịch của phổi, phế quản bị suy yếu khiến các cơn ho dễ tái phát.
Do vậy, tái cấu trúc được xác định là nguyên nhân cốt lõi gây ho kéo dài trong các bệnh viêm đường hô hấp.
>>> Xem thêm: Đoán bệnh qua MÀU SẮC ĐỜM - Tìm hiểu ngay. Đừng bỏ lỡ!
Ho đờm nhiều uống thuốc gì?
Hiện nay, rất nhiều người thắc mắc: Ho nhiều đờm uống thuốc gì? Theo các chuyên gia y tế, khi bị ho có đờm, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như:
- Terpin hydrat: Thuốc có tác dụng làm loãng dịch nhầy phế quản, long đờm, giảm ho. Thông thường, mỗi đợt điều trị chỉ nên dùng từ 3 đến 5 ngày để tránh nhờn thuốc.
- Acetylcystein (thuốc tiêu chất nhầy): Thuốc có tác dụng làm giảm độ quánh của đờm, giúp người mắc dễ khạc nhổ. Khi dùng thuốc kéo dài, người mắc có thể gặp phải các tác dụng phụ như: Nôn, buồn nôn hoặc co thắt phế quản (hiếm gặp). Không dùng thuốc cho người có tiền sử hen, quá mẫn với thuốc.
- Bromhexin hydroclorid: Đây là thuốc tiêu đờm, giảm độ đặc quánh của chất nhầy. Không được sử dụng thuốc cho người bị bệnh hen (vì thuốc có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm), người cao tuổi hoặc người mất phản xạ ho, khạc đờm (do nguy cơ gây ứ đọng đờm làm suy giảm chức năng hô hấp).
Làm sao để cải thiện triệu chứng ho đờm nhiều an toàn, hiệu quả?
Ho đờm nhiều kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bản thân và những người xung quanh. Bên cạnh thuốc điều trị, người mắc nên áp dụng một một số phương pháp giúp hỗ trợ điều trị ho sau:
- Uống nhiều nước mỗi ngày để làm loãng đờm, giúp tống đờm ra khỏi đường hô hấp dễ dàng hơn.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày vừa diệt được vi khuẩn, làm sạch đường hô hấp, vừa làm dịu các triệu chứng do ho đờm gây ra: Đau, rát cổ họng, khó thở, mệt mỏi,…
- Không hút thuốc, cần giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ, nhiệt độ phòng không để quá lạnh, độ ẩm quá khô.
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung rau xanh và hoa quả tươi,...
Mặc dù các phương pháp trên giúp cải thiện tình trạng ho đờm nhiều kéo dài trong giai đoạn cấp nhưng chưa tác động được vào nguyên nhân cốt lõi gây ho là tái cấu trúc đường thở. Vì vậy, triệu chứng ho dễ tái phát, các đợt ho sau thường nặng và kéo dài hơn trước, gây khó khăn trong điều trị.