Nguyên nhân khó thở và cách cải thiện khó thở tại nhà

Khó thở là tình trạng rất phổ biến, rất nhiều người đang phải đối mặt với tình trạng này, nhưng chưa biết nguyên gây khó thở là gì? Bài viết dưới đây không chỉ giúp bạn có thông tin đầy đủ về nguyên nhân gây khó thở, mà còn đưa ra giải pháp giúp đẩy lùi chứng khó thở nhanh với những cách rất đơn giản.

Những nguyên nhân khó thở thường gặp

Theo các chuyên gia, khó thở không phải là bệnh mà là một biểu hiện phổ biến cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là những bệnh có thể gây khó thở:

  • Bệnh phổi: Bệnh phổi như hen suyễn, viêm phổi, ung thư phổi và bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD)  đều có thể gây khó thở. Trong các bệnh này, đường hô hấp bị tắc nghẽn hoặc tổn thương, làm giảm khả năng các phổi hoạt động và làm cho việc hít thở trở nên khó khăn.
  • Bệnh tim: Các bệnh tim như suy tim, bệnh van tim, nhồi máu cơ tim và hội chứng thần kinh trung ương có thể gây khó thở bằng cách làm giảm lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể.
  • Bệnh viêm phế quản: Đây là bệnh khá phổ biến, gặp chủ yếu ở người già và trẻ em, thường gây ra cảm giác khó thở, ho, đau ngực và khó thở hơn khi làm việc, hoạt động gắng sức.
  • Bệnh tăng huyết áp: Tăng huyết áp có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể và gây khó thở.
  • Bệnh lý tuyến giáp: Cả bệnh cường giáp và suy giáp đều có thể gây tình trạng khó thở.
  • Các bệnh tiêu hóa: Các bệnh như viêm dạ dày, dị ứng thực phẩm và  trào ngược dạ dày có thể gây ra cảm giác khó thở bằng cách làm giảm sự thông thoáng của đường thở.
  • Các bệnh mãn tính khác: Bệnh thận mãn tính và bệnh tiểu đường có thể gây khó thở bằng cách làm giảm khả năng cung cấp oxy cho cơ thể.

Khó thở là triệu chứng điển hình của các bệnh tại phổi

Khó thở là triệu chứng điển hình của các bệnh tại phổi

Cách cải thiện khó thở tại nhà như thế nào

Tình trạng khó thở khiến người bệnh gặp nhiều “rắc rối” về sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, làm sao để trị khó thở tại nhà cũng là “nỗi niềm” của nhiều người. Dưới đây là những biện pháp bạn có thể tham khảo áp dụng khi bị khó thở:

Cách xử lý khi gặp cơn khó thở tại nhà

Khi gặp tình trạng khó thở tại nhà bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để cải thiện tình trạng này:

1. Bài tập hít thở sâu

Bài tập hít thở sâu bằng bụng là một phương pháp hiệu quả giúp kiểm soát triệu chứng khó thở. Bạn chỉ cần nằm xuống và đặt hai tay lên bụng, hít sâu và thở ra từ từ để làm rỗng phổi. Thực hiện bài tập này vài lần mỗi ngày hoặc khi cảm thấy khó thở. Nhớ thở chậm và sâu hơn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

2. Thở mím môi

Bài tập thở mím môi giúp giảm tần suất thở và cải thiện triệu chứng khó thở do lo lắng. Để thực hiện bài tập này, bạn ngồi thẳng lưng, giữ 2 môi mím vào nhau, hít vào qua đường mũi và thở ra chậm rãi bằng cách mím môi. Lặp lại bài tập vài lần cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái hơn.

3. Tìm tư thế  giúp bạn cảm thấy thoải mái

Tìm một tư thế thoải mái và có điểm tựa để ngồi hoặc nằm có thể giúp giảm áp lực lên đường thở và cải thiện nhịp thở của bạn. Nếu khó thở do lo lắng hoặc gắng sức quá mức, bạn có thể thử ngồi chồm về phía trước và nhất là dùng bàn để đỡ đầu, dựa lưng vào tường hoặc nằm xuống và kê đầu và đầu gối lên để giúp giảm triệu chứng khó thở.

4. Xông hơi

Xông hơi giúp giữ cho đường thở thông thoáng và cải thiện triệu chứng khó thở. Bạn chỉ cần đổ nước nóng vào chậu, thêm vài giọt tinh dầu bạc hà và hít hơi từ chậu. Sức nóng và hơi ẩm từ hơi nước giúp đường thở đường thông thoáng, giảm tình trạng khó thở.

Xông hơi giúp thông thoáng đường thở, giảm chứng khó thở

Xông hơi giúp thông thoáng đường thở, giảm chứng khó thở

Thay đổi lối sống để phòng ngừa chứng khó thở tái phát

Để cải thiện chứng khó thở và ngăn ngừa tái phát tình trạng này thì việc từ bỏ những thói quen xấu và tích cực thực hiện những thói quen tốt là việc không thiếu, đóng góp không nhỏ tới việc điều trị khó thở:

  • Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên, như đi bộ, tập thể dục, bơi lội hoặc yoga để tăng cường sức khỏe và giảm stress. Tuy nhiên chỉ tập luyện ở mức độ vừa phải, không gắng sức.
  • Tránh tiếp xúc với chất kích thích như thuốc lá, rượu, các hóa chất độc hại và khói bụi để giảm nguy cơ tái phát khó thở.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, tránh ăn quá nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh và nhiều chất bảo quản. 
  • Duy trì cân nặng ở mức phù hợp sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe gây khó thở như bệnh huyết áp, tiểu đường, tim mạch,...
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc kích thích như phấn hoa, mùi hương và hóa chất độc hại.
  • Hãy sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ lịch trình điều trị để kiểm soát các bệnh gây triệu chứng khó thở.
  • Thường xuyên kiểm tra các điều kiện môi trường sống và làm việc, bao gồm việc kiểm soát độ ẩm và khí độc hại trong không khí.

Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp đẩy lùi khó thở

Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp đẩy lùi khó thở

Kiểm soát tình trạng khó thở và ngăn ngừa tái phát khó thở nhờ sản phẩm thảo dược

Song song với những biện pháp kể trên, để đẩy lùi nhanh chứng khó thở, các chuyên gia khuyên người bệnh nên lựa chọn các các phẩm thảo dược chứa thành phần chính Fibrolysin kết hợp với các thành phần như xạ can, xạ đen, nhũ hương, bán biên liên,... là hướng đi mới trong điều trị các bệnh đường hô hấp, khó thở, đã và đang được rất nhiều người bệnh sử dụng và đánh giá hiệu quả cao.

Các thành phần thảo dược như cạ can, xạ đen, bán biên liên,... trong sản phẩm đã được sử dụng nhiều trong Đông y và được y học hiện đại nghiên cứu kỹ lưỡng cho tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus, giảm các triệu chứng khó thở do nhiều nguyên nhân. 

Còn Fibrolysin là hoạt chất tác động vào căn nguyên gốc rễ gây bệnh, giúp chậm quá trình xơ hóa, tái cấu trúc đường thở và hỗ trợ hệ hô hấp hồi phục tốt hơn.

Fibrolysin giúp làm chậm quá trình xơ hóa, tái cấu trúc đường thở giảm khó thở

Fibrolysin giúp làm chậm quá trình xơ hóa, tái cấu trúc đường thở giảm khó thở

Trên đây là những nguyên nhân gây khó thở bạn cần phải biết và những cách cải thiện chứng khó thở, ngăn ngừa tình trạng tái phát. Để có thể mang lại hiệu quả tốt bạn nên kiên trì thực hiện các biện pháp trên và sử dụng viên uống thảo dược chứa thành phần Fibrolysin từ 3-6 tháng. Nếu có câu hỏi cần giải đáp bạn hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé.

Xem thêm: Cảnh báo: Dùng thuốc trị khó thở coi chừng tác dụng phụ



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.