Nguyên nhân ho khan, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân ho khan phổ biến nhất là do ảnh hưởng của môi trường sống, thời tiết và bệnh lý như cảm cúm, hen suyễn, trào ngược dạ dày,... Khi nguyên nhân ho khan xuất phát từ bệnh lý, trì hoãn trong chữa trị có thể khiến người bệnh đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Ngoài nguyên nhân ho khan, có phải bạn cũng thắc mắc về triệu chứng đặc trưng và cách điều trị của bệnh không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này, mời bạn đọc xem ngay!

Nguyên nhân ho khan phổ biến

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân ho khan phổ biến chúng ta cần phải tìm hiểu “ho khan là gì?”, “ho khan là ho như thế nào?” để có cái nhìn tổng quan về bệnh lý.

Tìm hiểu: Ho khan là gì?

Ho khan là một dấu hiệu phát sinh khi có thứ gì đó đang kích thích hệ hô hấp trên, chẳng hạn như chất nhầy hay đờm. Đây là một cơ chế bảo vệ tự nhiên cho phổi, cổ họng hoặc đường mũi của chúng ta. Ho khan gây kích thích dẫn đến cảm giác nhột, ngứa rát và khó chịu tại cổ họng.

Nguyên nhân ho khan đặc trưng

Các nguyên nhân ho khan phổ biến có thể kể đến như:

  • Bệnh hen suyễn: Bệnh hen suyễn sẽ khiến đường thở bị sưng và thu hẹp dẫn đến ho khan. Ngoài ra hen suyễn có thể gây ra ho khan cùng với các triệu chứng như khó thở hay thở khò khè.

hen-suyen-la-mot-trong-nhung-benh-ly-co-the-gay-ho-khan

Hen suyễn là một trong những bệnh lý có thể gây ho khan.

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Bệnh trào ngược dạ dày là một dạng trào ngược axit mạn tính có thể làm tổn thương thực quản và gây ho khan.

  • Dị ứng với chất kích thích trong không khí (khói, phấn hoa và lông vật nuôi,...): Các chất kích ứng này có thể kích hoạt ho khan và kéo dài thời gian chữa bệnh.

  • Bệnh ho gà: Đây là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Ho gà gây ra ho khan kèm theo âm thanh “khục khục” đặc trưng.

Ngoài các nguyên nhân ho khan nêu trên, các chuyên gia nhận định, nguyên nhân cốt lõi hình thành ho khan là do tái cấu trúc và xơ hóa đường thở. Cụ thể, tái cấu trúc và xơ hóa đường thở là tình trạng thay đổi cấu trúc niêm mạc phổi. Quá trình tái cấu trúc và xơ hóa đường thở diễn ra với 3 đặc điểm: Một là đường thở dày lên; hai là niêm mạc đường thở xơ cứng; cuối cùng là mất chức năng đàn hồi, thông khí và loại bỏ tác nhân gây hại như vi khuẩn.

Ai là đối tượng dễ mắc ho khan nhất?

Sau khi “giải mã” nguyên nhân ho khan, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu “ai là đối tượng dễ mắc ho khan nhất?”. Ho khan có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, dù là trẻ em hay người lớn. Người có các yếu tố nguy cơ sau dễ mắc phải ho khan hơn:

  • Người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu hoặc các thức uống có cồn khác.

  • Phụ nữ có thai, người lớn trên 65 tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

  • Người mắc các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim mạch,…

  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu do mắc các bệnh ung thư hoặc vừa trải qua phẫu thuật điều trị, hóa trị liệu cao.

ai-cung-co-the-mac-ho-khan

Ai cũng có thể mắc ho khan.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh ho khan

Triệu chứng ho khan rất đa dạng bởi vì có nhiều nguyên nhân ho khan khác nhau. Trong đó, triệu chứng phổ biến nhất là ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa, đau hoặc khó nuốt, thở khò khè, hụt hơi và đau họng. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khác của bệnh ho khan bao gồm: Hụt hơi, chán ăn và giảm cân dần dần, tức ngực hoặc đau, sốt, nhức mỏi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, tiêu chảy,...

Nếu có bất cứ triệu chứng nào ở trên, bạn nên tìm gặp để trao đổi với bác sĩ. Ban đầu các triệu chứng có thể nhẹ, tuy nhiên nếu không chữa trị sớm, chúng có thể trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Ho khan kéo dài có nguy hiểm và đe dọa tính mạng không?

Ho khan là tình trạng không quá đáng ngại, có thể chữa trị khỏi hẳn bằng các biện pháp phù hợp với tỷ lệ thành công cao trên 85%. Nhưng một khi ho khan đã chuyển sang giai đoạn mạn tính thì rất khó điều trị và có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh. Các biến chứng của ho khan có thể gặp phải bao gồm:

Mất ngủ, mệt mỏi, biếng ăn, suy sụp tinh thần là biến chứng toàn thân hay gặp nhất. Ho khan khiến nhiều người bệnh có thể bị tổn thương thanh quản làm đổi giọng, co thắt thanh quản, vỡ phế nang, tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi,... Trường hợp nặng có thể gây cơn tăng huyết áp, vỡ mạch máu ở kết mạc mắt, niêm mạc mũi, gãy xương sườn, thoát vị bẹn, sinh non,...

Làm sao để điều trị ho khan

Tùy theo nguyên nhân ho khan mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.

ban-can-phai-di-kham-ngay-khi-co-cac-trieu-chung-ho-khan-bat-thuong-vi-chua-cang-som-co-hoi-khoi-benh-cang-cao

Bạn cần đi khám chữa ngay khi có các triệu chứng ho khan bất thường thì cơ hội khỏi bệnh càng cao.

Các cách trị ho khan tự nhiên

Sau đây ta hãy cùng tìm hiểu một số phương pháp trị ho khan tự nhiên mà hiệu quả, ai cũng có thể thực hiện được nhé!

  • Uống đủ nước: Khi bạn cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể sẽ giúp cổ họng không bị khô và ngăn ngừa được các kích ứng. Bạn nên uống nước ấm nóng thay vì uống nước đá lạnh.

  • Bổ sung vitamin C: Điều này sẽ giúp bạn tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và chống lại các loại virus gây ho khan. Bạn có thể nạp vitamin C từ: Súp lơ xanh, cà chua, cam, chanh, dứa,…
  • Sử dụng mật ong: Đây là một biện pháp vô cùng hiệu quả đối với việc làm dịu ho khan. Một vài nghiên cứu y học cho rằng nếu ăn một lượng nhỏ mật ong trước khi đi ngủ có thể giảm thiểu ho và cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên có thành phần chính từ Fibrolysin để hỗ trợ điều trị ho khan. Fibrolysin là hợp chất của muối kẽm gluconate và methylsulfomethane.

Fibrolysin đã được nghiên cứu tại Hoa Kỳ vào năm 2007 và 2017 mang lại tác dụng hiệu quả trong giảm ho, khó thở, tức ngực,... Nhờ cơ chế tác động vào nguyên nhân ho khan cốt lõi là chống xơ hóa và tái cấu trúc đường thở.

Ngoài ra, khi kết hợp Fibrolysin cùng các thảo dược thiên nhiên như nhũ hương, bán biên liên, xạ đen, xạ can,... sẽ giúp giảm ho và giảm sưng hiệu quả.

fibrolysin-tro-thu-dac-luc-trong-dieu-tri-ho-khan

Fibrolysin trợ thủ đắc lực trong điều trị ho khan.

Điều trị ho khan bằng thuốc

Nhiều loại thuốc không kê đơn (OTC) có sẵn tại các hiệu thuốc sẽ giúp làm dịu cơn ho khan của bạn. Cụ thể là:

  • Thuốc thông mũi: Thuốc này hoạt động bằng cách co thắt các mạch máu trong mũi, làm giảm lưu lượng máu đến mô bị sưng. Các loại thuốc thông mũi phổ biến nhất ở Hoa Kỳ bao gồm: Pseudoephedrine (Sudafed); Oxymetazoline (Afrin); Phenylephrine (Neo-Synephrine),...

  • Thuốc ức chế ho (thuốc chống ho): Hỗ trợ làm dịu cơn ho của người bệnh bằng cách ngăn chặn phản xạ ho của bạn. Điều này rất hữu ích đối với những cơn ho khan gây đau đớn hoặc khiến bạn mất ngủ về đêm. Thuốc chống ho không kê đơn được dùng phổ biến là Dextromethorphan.

  • Thuốc kê đơn: Tùy thuộc vào nguyên nhân ho khan các bác sĩ có thể kê đơn: Thuốc kháng Histamine dạng uống (cho dị ứng theo mùa); Corticosteroid dạng hít (cho bệnh hen suyễn); Thuốc kháng sinh (cho các bệnh nhiễm trùng); Thuốc chẹn axit (cho trào ngược axit),...

Những hiểu lầm tai hại về bệnh ho khan

Nhiều người vẫn còn hiểu biết sai lầm về bệnh ho khan, khiến bệnh trầm trọng hơn, thậm chí dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Sau đây là những sai lầm về ho khan thường gặp nhất.

Ho khan không lây

Trong trường hợp ho khan do virus hoặc vi khuẩn (hay còn gọi là nhiễm trùng), bệnh có thể lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch. Ngược lại, ho khan do các bệnh lý không nhiễm trùng thường không có khả năng lây lan.

tuy-vao-nguyen-nhan-ho-khan-ma-benh-co-the-lay-lan-hoac-khong-lay-lan

Tùy vào nguyên nhân ho khan mà bệnh có thể lây lan hoặc không lây lan.

Ho lây truyền qua đường nào?

Như đã nói ở trên, khi nguyên nhân ho khan là do nhiễm trùng thì bệnh có thể lây lan thành dịch nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Thông thường, ho có thể lây truyền qua hai đường chính sau đây: Lây trực tiếp qua đường hô hấp và lây gián tiếp thông qua vật dụng cá nhân.

Ho khan kéo dài không cần điều trị

Việc điều trị không kịp thời tình trạng ho khan sẽ gây nên các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh như ung thư phổi, lao phổi, viêm phế quản, đau thắt ngực, giảm trí nhớ,...

Đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi, ho kéo dài và ngừng thở là biến chứng hay gặp nhất và có thể gây tử vong. Cần đưa người bệnh ho khan đến gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe ngay lập tức nếu họ đau ngực, thở khò khè, khó thở, thở gấp, ho có đờm, ho nhiều về đêm,...

Cách phòng ngừa các nguyên nhân ho khan

Các bước sau có thể làm giảm nguy cơ bị ho khan, hãy xem và áp dụng cho chính mình hoặc người thân bạn nhé!

  • Tránh các chất gây kích ứng và dị ứng như hóa chất, lông thú cưng, nấm mốc và nước hoa,...

  • Tránh khói thuốc lá và không hút thuốc lá.

  • Rửa tay thường xuyên và thật kỹ bằng xà phòng để ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp.

  • Uống nhiều nước và bổ sung vitamin từ trái cây.

uong-nhieu-nuoc-va-an-trai-cay-giup-giam-sung-viem-co-hong-va-tang-cuong-de-khang

Uống nhiều nước và ăn trái cây giúp giảm sưng viêm cổ họng và tăng cường đề kháng.

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí.

Chúng ta đã tìm hiểu một số thông tin cơ bản về ho khan, một trong những bệnh lý thường gặp. Việc tìm hiểu và nắm bắt thông tin về nguyên nhân ho khan và triệu chứng rất quan trọng, giúp chúng ta ngăn ngừa và có những biện pháp điều trị đúng đắn, kịp thời cũng như tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.

>>> XEM THÊM: Thông tin cần biết về ho khan và cách điều trị hiệu quả.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về nguyên nhân ho khan, bạn hãy để lại câu hỏi hoặc số điện thoại bên dưới khung bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/dry-cough#less-common-causes
https://www.healthline.com/health/how-to-get-rid-of-dry-cough
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324912#asthma

 

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.