Hen suyễn có nguy hiểm không? Thông tin hữu ích mà bạn cần biết

Hen suyễn (hen phế quản) là một bệnh hô hấp mạn tính thường gặp và tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Việc điều trị và ngăn ngừa căn bệnh này tái phát là điều không hề dễ dàng. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp về hen suyễn và cách điều trị, để từ đó có thể giúp người bệnh phòng tránh cũng như hạn chế các cơn hen cấp tính.

Hen suyễn là bệnh gì?

Hen suyễn là tình trạng các ống dẫn khí (phế quản) bị sưng, viêm và thu hẹp lại, ngăn cản luồng không khí đi vào phổi. Bệnh gây ra những tiếng thở khò khè và cơn đau thắt ngực, được gọi là cơn hen suyễn.

Hen suyễn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường khởi phát từ nhỏ. Bệnh cũng có thể khởi phát ở những người già do quá trình lão hóa của tuổi tác nên gây ra hẹp ống phế quản.

hen-suyen-gay-ra-tieng-tho-kho-khe-va-nhung-con-dau-that-nguc

Hen suyễn gây ra tiếng thở khò khè và những cơn đau thắt ngực.

Tại sao lại mắc bệnh hen suyễn?

Bệnh hen suyễn không có nguyên nhân chính xác. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh, yếu tố di truyền có vai trò làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, khi đường thở của bạn tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường, chúng có thể khiến bạn lên cơn suyễn, co thắt những cơ hô hấp.

Một số tác nhân gây ra bệnh hen suyễn là:

  • Yếu tố di truyền: Nếu bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bị hen hoặc dị ứng thì bạn cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh này.

  • Yếu tố môi trường: Ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá, khói hóa chất, bụi, nấm mốc, lông vật nuôi,... Có đến 60% bệnh nhân lên cơn hen do bị niêm mạc phế quản bị dị ứng với những tác nhân này.

  • Chế độ ăn uống: Một số thực phẩm như trứng, đậu nành, cá, tôm, … khi ăn nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

  • Bệnh lý nhiễm khuẩn: Mắc một số bệnh lý nhiễm khuẩn liên quan đến đường hô hấp như: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan,... có thể gây ra bệnh hen suyễn.

  • Bệnh lý khác: Một số bệnh liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, sốt, mất nước,... có thể là nguyên nhân bị hen suyễn.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh:

Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh hen suyễn, bao gồm:

  • Thuốc lá: Hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với thuốc lá, đặc biệt là khi còn nhỏ sẽ làm tăng nguy cơ bị hen suyễn trong tương lai.

  • Yếu tố môi trường: Nếu bạn đang sinh sống và làm việc trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, hóa chất độc hại thì có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn và gây ra các tình trạng dị ứng khác.

  • Giới tính: Theo nhiều nghiên cứu đánh giá, tỷ lệ mắc hen suyễn ở nữ cao hơn nam.

  • Yếu tố bệnh lý: Người có tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng liên quan đến đường hô hấp do virus hợp bào (RSM) từ khi còn nhỏ có khả năng cao bị bệnh hen suyễn.

  • Cơ địa dị ứng: Những người bị dị ứng với một số đồ ăn hay tác nhân gây dị ứng khác như phấn hoa, lông chó mèo,... có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn.

  • Béo phì: Tình trạng béo phì ảnh hưởng đến chức năng của đường hô hấp và có khả năng gây ra bệnh hen suyễn.

nguoi-beo-phi-co-nguy-co-cao-mac-benh-hen-suyen

Người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn.

Hen suyễn được nhận biết như thế nào?

Tùy vào mức độ của bệnh mà mỗi người sẽ có các triệu chứng khác nhau. Trong đó, thở khò khè là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh hen suyễn, đặc biệt là khi thở ra.

Một số triệu chứng khác của bệnh hen suyễn bao gồm:

  • Ho, các cơn ho kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm hoặc sáng sớm, khi cười hoặc tập thể dục.

  • Tức ngực, khó thở, đặc biệt là khi nằm nên có thể gây ra tình trạng khó ngủ.

  • Cảm giác mệt mỏi, nói chuyện khó khăn.

  • Thở nhanh, thở gấp.

Không phải ai bị hen suyễn cũng mắc phải những triệu chứng cụ thể này. Các triệu chứng có thể xấu đi theo thời gian và đôi khi trở nặng hơn do xuất hiện những cơn hen cấp, cụ thể:

  • Khó thở nặng, gây ra tình trạng thiếu oxy nặng khiến môi và da xanh xao, nhợt nhạt.

  • Vận động khó khăn, bao gồm cả những hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ.

  • Cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, tinh thần hoảng loạn.

  • Thở gấp, thở hổn hển.

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị kịp thời, hen suyễn sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể gặp những biến chứng tức thì, xảy ra trong một thời gian ngắn và biến mất. Nhưng nhiều trường hợp cũng có thể gặp những biến chứng lâu dài và nguy hiểm.

Biến chứng tức thì có thể xảy ra:

  • Nhiễm khuẩn phế quản: Thường gặp ở người mắc hen suyễn nặng với các cơn hen kéo dài. Trong các trường hợp nhiễm khuẩn phế quản nặng có thể gây ra mủ mạn tính ở tai mũi họng.

  • Tràn khí màng phổi: Các cơn hen có thể khiến phế nang đầy khí và vỡ ra, thoát khí vào màng phổi. Tuy nhiên, các dấu hiệu thường không rõ ràng mà thường chỉ được phát hiện qua phương pháp chụp X-quang.

  • Suy hô hấp cấp tính: Đây là một trường hợp cấp tính trong cơn hen ác tính nên người bệnh cần được xử lý kịp thời để không nguy hiểm đến tính mạng.

hen-suyen-co-kha-nang-gay-bien-chung-tran-khi-mang-phoi

Hen suyễn có khả năng gây biến chứng tràn khí màng phổi.

Biến chứng lâu dài có thể xảy ra:

Các biến chứng lâu dài thường là những bệnh hen tiến triển nặng xảy ra sau nhiều năm bị hen suyễn và không được điều trị đúng cách. Một số biến chứng lâu dài có thể xảy ra ở người mắc bệnh hen suyễn là:

  • Biến dạng lồng ngực: Xảy ra trong các trường hợp mắc hen suyễn từ khi còn nhỏ.

  • Suy hô hấp mạn tính: Biến chứng này có thể dẫn đến suy tim và thường gặp ở người lớn tuổi bị hen lâu năm nhưng không sát sao trong điều trị.

Bên cạnh đó, một số trường hợp người bệnh lạm dụng thuốc trong điều trị hen suyễn như thuốc Corticoid có thể gây nên hội chứng Cushing, loãng xương, nhiễm khuẩn kéo dài, bệnh tâm thần - thần kinh.

Cách phân loại hen suyễn hiện nay

Tùy vào nguyên nhân gây ra mà có các loại hen suyễn khác nhau. Một số loại hen suyễn phổ biến hiện nay là:

Hen suyễn ở trẻ em

Hen suyễn có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở trẻ em hơn người lớn. Theo thống kê trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ em mắc hen suyễn khoảng 8-12% trên tổng số người bệnh hen, đặc biệt là độ tuổi 12-13 chiếm tỷ lệ cao nhất.

Hen suyễn ở người lớn

Triệu chứng hen suyễn ở người lớn thường dai dẳng hơn trẻ em. Bệnh thường xảy ra do các yếu tố nguy cơ như bệnh lý đường hô hấp, dị ứng, hút thuốc hay yếu tố nội tiết. Một số người già do sự lão hóa của cơ thể khiến hẹp ống phế quản cũng gây ra tình trạng hen suyễn.

Hen suyễn theo mùa

Loại hen suyễn này thường xảy ra vào một mùa nhất định trong năm do các chất gây dị ứng như phấn hoa hay thời tiết - không khí lạnh của mùa đông. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể mắc hen suyễn trong các mùa còn lại nhưng các triệu chứng không điển hình.

Hen suyễn nghề nghiệp

Do phải tiếp xúc lâu ngày với môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại và các chất kích thích trong quá trình làm việc nên có thể gây ra bệnh hen suyễn nghề nghiệp. Các tác nhân nguy cơ này cũng có thể là nguyên nhân khởi phát bệnh hen suyễn ở người lớn hoặc tái phát ở trẻ em. Một số ngành nghề có nguy cơ cao mắc hen suyễn nghề nghiệp là: Sửa chữa và chế tạo ô tô, thợ làm tóc, nghề mộc,..

 hen-suyen-o-tre-em-xay-ra-pho-bien-hon-o-nguoi-lon

Hen suyễn ở trẻ em xảy ra phổ biến hơn ở người lớn.

Phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh hen suyễn

Việc chẩn đoán chính xác hen suyễn giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh. Một số phương pháp chẩn đoán cho người bệnh hen suyễn là:

Khám lâm sàng

Giúp bác sĩ chẩn đoán sơ bộ về bệnh và đưa ra những xét nghiệm, bài kiểm tra trong cận lâm sàng chính xác. Người bệnh cần trả lời thành thật những câu hỏi của bác sĩ như tiền sử bệnh của bản thân, gia đình và triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành nghe phổi để kiểm tra chức năng phổi.

Khám cận lâm sàng

Phương pháp khám cận lâm sàng giúp xác định chính xác mức độ của bệnh hen suyễn để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Một số phương pháp thường được sử dụng trong chẩn đoán hen suyễn là:

  • Chụp X-quang phổi

  • Đo lưu lượng đỉnh (PEF)

  • Đo chức năng hô hấp

  • Đo nitric oxide (NO) trong hơi thở

  • Xét nghiệm dị ứng

Phải làm sao khi bạn mắc bệnh hen suyễn

Hen suyễn cần điều trị kịp thời và đúng cách để không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn nên mục tiêu điều trị hướng đến kiểm soát triệu chứng và giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Sử dụng thuốc điều trị

Tùy vào mức độ hen suyễn mà người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc khác nhau. Các thuốc sử dụng trong điều trị hen suyễn tương đối an toàn cho người lớn và trẻ em, tuy nhiên liều lượng cần được điều chỉnh theo độ tuổi, cân nặng khi dùng cho trẻ em.

Một số thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị hen suyễn là:

  • Thuốc kiểm soát hen kéo dài: Sử dụng chủ yếu loại thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài và thuốc chống viêm corticosteroid giúp giảm sưng đồng thời sản xuất chất nhầy trong đường thở, giúp bạn thở dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thuốc kháng cholinergic trong kiểm soát hen kéo dài để ngăn ngừa các cơ xung quanh co thắt và làm thông thoáng đường thở.

  • Thuốc cắt cơn hen: Thường sử dụng dạng thuốc hít hoặc khí dung trong điều trị cắt cơn hen. Hai dạng thuốc này có tác dụng phụ ít gặp và không thường xuyên nên cho ưu điểm vượt trội hơn thuốc trị hen đường uống. Trong đó, thuốc giãn phế quản dạng hít hoặc khí dung thường được sử dụng trong điều trị cắt cơn hen.

dang-thuoc-hit-hoac-khi-dung-giup-cat-con-hen-suyen

Dạng thuốc hít hoặc khí dung giúp cắt cơn hen suyễn.

Bổ sung thảo dược hỗ trợ

Bên cạnh những phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y, bạn có thể sử dụng thêm các thảo dược từ thiên nhiên với thành phần chính Fibrolysin để cải thiện triệu chứng của hen suyễn. Fibrolysin là hỗn hợp muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane có tác dụng cải thiện các tình trạng ho khan, ho có đờm, khó thở, viêm phế quản, viêm phổi và giúp đường thở thông khí nhờ cơ chế chống tái cấu trúc và chống xơ hóa đường thở.

Không chỉ vậy, Fibrolysin còn có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao chức năng của phổi. Điều này giúp ngăn ngừa được các biến chứng liên quan đến phổi.

Cách chăm sóc bệnh hen suyễn tại nhà

Để bệnh hen suyễn không tái phát và diễn biến nghiêm trọng, người bệnh cần tránh xa các yếu tố nguy cơ gây ra những cơn hen, cụ thể như:

  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá, đặc biệt trong không gian kín như nhà và xe hơi.

  • Vệ sinh sạch sẽ không gian, vật dụng tại nhà như đồ dùng cá nhân, giường, thảm, chiếu để loại bỏ các vi khuẩn, bụi bẩn gây bệnh.

  • Không sử dụng các dung dịch tẩy rửa có mùi khó chịu gây kích ứng cơn hen.

  • Không nuôi động vật trong nhà, phòng ngủ.

  • Sử dụng thiết bị lọc không khí để loại bỏ không khí bụi bẩn, các chất gây dị ứng gây hại cho sức khỏe người bị hen suyễn.

  • Tập thể dục đúng cách: Lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, không quá sức. Người bệnh nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ thở trước 20 phút tập để giữ đường thở luôn mở.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và có mức cân nặng hợp lý. Người mắc hen suyễn nên ăn các thực phẩm giàu vitamin, omega-3 hay magie trong các loại trái cây và rau xanh như chuối, cam, quýt, sữa, đậu đen, đậu xanh,... Ngược lại, người bệnh nên kiêng các thực phẩm làm nặng thêm bệnh như rượu, bia, đồ ăn đông lạnh hay đồ ăn gây dị ứng,...

  • Không vận động hay lao động nặng nhọc vì có thể gây ra các cơn hen cấp.

nguoi-mac-hen-suyen-can-ap-dung-che-do-an-dinh-duong,-lanh-manh

Người mắc hen suyễn cần áp dụng chế độ ăn dinh dưỡng, lành mạnh.

Câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh phổ biến nên có rất nhiều câu hỏi thắc mắc về bệnh. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn:

Hen suyễn có chữa khỏi hoàn toàn không?

Câu trả lời là “Không”. Hen suyễn là bệnh mạn tính nên không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, người bệnh có thể sẽ kiểm soát các triệu chứng hoàn toàn và dường như không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Hen suyễn có lây không?

Câu trả lời là “Không”. Hen suyễn là bệnh không lây nhiễm như một số bệnh đường hô hấp khác như cảm cúm, lao phổi,... Tuy nhiên, bệnh có mang yếu tố di truyền từ bố hoặc mẹ sang con. Do đó, nếu bạn nằm trong trường hợp này và kèm theo các triệu chứng của hen suyễn thì hãy đi khám tại cơ sở y tế để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Hen suyễn thường xảy ra đợt cấp khi nào?

Hen suyễn cấp thường xảy ra khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như đồ ăn, những chất gây dị ứng (phấn hoa, lông động vật,..) hoặc chất ô nhiễm độc hại (khói hóa chất, khói thuốc lá,...). Đợt cấp của hen suyễn có thể xảy ra bất cứ lúc nào kể cả khi người bệnh kiểm soát cơn hen tốt.

Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn bệnh hen suyễn. Nếu bạn hoặc người thân đang mắc bệnh hen suyễn, hãy tham khảo phương pháp điều trị được đề cập trong bài viết. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm có thành phần chính từ Fibrolysin để cải thiện nhanh tình trạng bệnh.

>>> XEM THÊM: Cùng tìm hiểu thêm về bệnh hen phế quản.

Tài liệu tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/diagnosis-treatment/drc-20369660
https://www.nhs.uk/conditions/asthma/diagnosis/
https://www.cdc.gov/asthma/faqs.htm
https://www.webmd.com/asthma/what-is-asthma

 

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.