Viêm phế quản ở trẻ em và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả

Viêm phế quản là một trong những bệnh viêm đường hô hấp thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ mắc viêm phế quản thường quấy khóc, ho, khó thở và ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp. Viêm phế quản ở trẻ em nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhập viện và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu các thông tin về viêm phế quản ở trẻ em để biết cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất. 

Viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm, tăng tiết dịch gây tắc nghẽn đường thở, giảm thông khí phế quản và ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp. Viêm phế quản thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng này đặc biệt phổ biến vào mùa đông hoặc giai đoạn giao mùa. 
Viêm phế quản ở trẻ em thường bắt đầu bằng những triệu chứng như cảm lạnh thông thường. Sau đó, trẻ có thể gặp phải tình trạng khó thở, thở khò khè và ho. Các triệu chứng của viêm phế quản ở trẻ em có thể kéo dài 3 - 4 tuần, được gọi là viêm phế quản cấp tính. Nếu các dấu hiệu của bệnh kéo dài trên 4 tuần được gọi là viêm phế quản mạn tính và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Viêm phế quản ở trẻ em có thể giảm dần triệu chứng sau vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

viem-phe-quan-la-benh-viem-duong-ho-hap-pho-bien-o-tre-em

Viêm phế quản là bệnh viêm đường hô hấp phổ biến ở trẻ em

Các dấu hiệu mắc viêm phế quản ở trẻ em

Các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em rất đa dạng, tùy vào thể trạng sức khỏe và diễn biến của bệnh. Trong vài ngày đầu, trẻ thường có các triệu chứng giống với cảm lạnh:  

Sau đó, viêm phế quản ở trẻ tiến triển gây co thắt đường thở, giảm thông khí phổi dẫn đến các triệu chứng:

  • Khó thở, thở khò khè, lồng ngực phập phồng theo nhịp thở.
  • Sốt cao, có cảm giác ớn lạnh.
  • Trẻ dễ cáu gắt, quấy khóc, chán ăn.
  • Ho kéo dài.
  • Cơ thể nhức mỏi.
  • Buồn nôn, nôn, trớ.

Nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản ở trẻ em

Tác nhân chính gây viêm phế quản ở trẻ nhỏ là do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Chúng xâm nhập vào hệ hô hấp, gây viêm và tắc nghẽn đường thở, từ đó dẫn đến viêm phế quản. Viêm phế quản ở trẻ em do virus hoặc vi khuẩn có thể lây lan nếu tiếp xúc với dịch đường hô hấp của người bệnh.
Ngoài ra, các yếu tố từ môi trường bên ngoài như: Khói bụi, không khí ô nhiễm, khí độc hại, khói thuốc lá,... cũng có thể gây kích ứng, tổn thương đường thở dẫn đến viêm phế quản mạn tính.
Bên cạnh các nguyên nhân gây bệnh trực tiếp, trẻ cũng có thể mắc viêm phế quản nếu có các yếu tố nguy cơ:

  • Trẻ sinh non hoặc có sức đề kháng kém.
  • Trẻ có tiền sử bị dị ứng hoặc mắc các bệnh tim mạch, hô hấp.
  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nguy cơ cao: Bệnh viện, nhà trẻ,...
  • Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc các tác nhân gây hại đường hô hấp khác.
  • Trong gia đình có người mắc viêm phế quản hoặc các bệnh viêm đường hô hấp khác.

vi-khuan,-virus-la-cac-tac-nhan-chinh-gay-viem-phe-quan-o-tre-em

Vi khuẩn, virus là các tác nhân chính gây viêm phế quản ở trẻ em

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có gây nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em rất phổ biến và có thể tự chăm sóc tại nhà và hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, viêm phế quản ở trẻ em có thể gây các biến chứng:

  • Thiếu oxy cung cấp tới các cơ quan trong cơ thể, biểu hiện bằng tình trạng môi, da, móng tay xanh tái, người mệt mỏi.
  • Suy hô hấp và có thể dẫn đến hôn mê.
  • Viêm phế quản kéo dài khiến đường thở bị xơ hóa và thay đổi cấu trúc. Mặc dù trẻ nhỏ có khả năng hồi phục rất tốt, tuy nhiên các tổn thương phổi này rất khó cải thiện, làm ảnh hưởng đến hoạt động thông khí và hô hấp của phổi, dần dần gây ra viêm phế quản mạn tính và nhiều bệnh đường hô hấp khác.

Để giảm thiểu tối đa các biến chứng này, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của con và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu có xuất hiện các triệu chứng:

  • Sốt cao trên 38 độ C kéo dài dù đã dùng thuốc hạ sốt.
  • Thở gấp, thở ngắn, nhịp thở trên 60 nhịp/phút.
  • Khi thở nghe thấy tiếng khò khè trong lồng ngực.
  • Da, môi, móng tay chuyển màu xanh tái, người mệt mỏi.
  • Bỏ bú kéo dài trên 2 ngày, tiểu ít.

viem-phe-quan-o-tre-em-co-the-gay-nhieu-bien-chung-va-can-theo-doi-suc-khoe-thuong-xuyen

Viêm phế quản ở trẻ em có thể gây nhiều biến chứng và cần theo dõi sức khỏe thường xuyên

Biện pháp điều trị viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản ở trẻ em cần có biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời, giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh và giảm biến chứng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Thuốc điều trị viêm phế quản ở trẻ em

  • Thuốc kháng sinh (amoxicillin): Có tác dụng tốt với viêm phế quản ở trẻ em do vi khuẩn. Kháng sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, từ đó giảm dần tình trạng viêm và tăng tiết dịch phế quản. Tuy nhiên, bác sĩ thường không khuyến khích sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ.  
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt (paracetamol, ibuprofen): Thường được chỉ định trong trường hợp viêm phế quản ở trẻ em kèm sốt cao kéo dài, đau tức ngực. Cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt dạng miếng dán hoặc dung dịch uống.
  • Thuốc giảm ho, long đờm (acetylcystein): Chỉ định trong trường hợp viêm phế quản ở trẻ em kèm ho khan, ho có đờm với tác dụng giúp thông thoáng đường thở và cải thiện hô hấp của trẻ.
  • Thuốc giãn phế quản: Thường được chỉ định trong trường hợp viêm phế quản ở trẻ em gây co thắt đường thở, giảm thông khí,... Trong quá trình sử dụng nhóm thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ: Tăng nhịp tim, đau đầu, buồn nôn,...

Tuy nhiên các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo hiệu quả và an toàn với trẻ nhỏ.

Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em

Bên cạnh cách trị viêm phế quản ở trẻ em bằng thuốc, cha mẹ có thể kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng:

  • Bổ sung nước, điện giải bằng dung dịch oresol, uống nhiều nước, sữa. Cách này giúp bù nước điện giải, hỗ trợ giảm sốt và hồi phục sức khỏe.
  • Rửa mũi hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý giúp thông thoáng đường thở, giảm đờm.
  • Giữ con ở tư thế cao đầu, hút dịch mũi để bé hô hấp dễ dàng hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng cho trẻ hợp lý và nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin dưới dạng cháo, súp và chia thành nhiều bữa nhỏ.

tre-mac-viem-phe-quan-can-bu-nuoc-dien-giai-va-co-che-do-dinh-duong-phu-hop

Trẻ mắc viêm phế quản cần bù nước điện giải và có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ, ngăn bệnh tái phát

Viêm phế quản ở trẻ em rất phổ biến. Chính vì vậy, mọi người cần có biện pháp phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ và mọi người trong gia đình bằng cách:

  • Rửa tay cho trẻ thường xuyên, đặc biệt là trước ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh các bề mặt và đồ chơi bé thường tiếp xúc, tránh khói bụi và vi khuẩn.
  • Giữ cho không khí trong phòng luôn thông thoáng và đủ ẩm để hệ hô hấp của trẻ hoạt động tốt nhất và tránh kích ứng đường thở.
  • Cho trẻ tiêm vắc xin phòng cúm và phế cầu theo đúng phác đồ để phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả nhất.
  • Nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung vitamin, khoáng chất thông qua sữa mẹ và chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

>>> XEM THÊM: Đừng bỏ qua 5 cách chữa viêm phế quản tại nhà hiệu quả.

Bên cạnh đó, phòng ngừa bằng cách sử dụng sản phẩm thảo dược đang được nhiều người lựa chọn nhờ tính an toàn và hiệu quả. Vì vậy, cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể và phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp an toàn, hiệu quả.
Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính Fibrolysin. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy Fibrolysin giúp ngăn ngừa quá trình xơ hóa và tái cấu trúc đường thở. Đây là biến chứng thường gặp ở hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp, không chỉ ảnh hưởng tới khả năng thông khí mà còn gây tổn thương đường thở không hồi phục. Lâu ngày có thể gây nhiều bệnh mạn tính đường hô hấp nguy hiểm.
Chính vì vậy, sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính Fibrolysin giúp bảo vệ hệ hô hấp toàn diện, hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng của viêm phế quản ở trẻ em và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Thảo-dược-tự-nhiên-hỗ-trợ-phòng-ngừa-các-bệnh-viêm-đường-hô-hấp.jpg

Thảo dược tự nhiên hỗ trợ phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp

Viêm phế quản là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến sức khỏe của trẻ, nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.

Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng sức khỏe hoặc hệ hô hấp của trẻ, hãy để lại thông tin ngay phía dưới phần bình luận của bài viết. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc chi tiết nhất.

Tài liệu tham khảo:
https://www.verywellhealth.com/bronchitis-in-kids-5176165
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bronchiolitis/symptoms-causes/syc-20351565
https://www.nhs.uk/conditions/bronchiolitis/treatment/

 

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.