Bệnh hen phế quản: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh

Hen phế quản hay còn được gọi là hen suyễn, thuộc loại bệnh viêm đường hô hấp. Hen phế quản gây viêm và co thắt đường thở, tăng tiết dịch đường hô hấp, từ đó dẫn đến khó thở, đau tức ngực và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh. Tìm hiểu các thông tin về bệnh hen phế quản giúp mọi người biết cách phòng ngừa, điều trị và kiểm soát bệnh hiệu quả nhất.

Bệnh hen phế quản là gì?

Hen phế quản hay hen suyễn là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến, đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi. Bệnh hen phế quản do viêm đường thở, dẫn đến co thắt cơ trơn phế quản và tăng tiết dịch niêm mạc. Từ đó khiến người bệnh thấy khó thở, thở khò khè và có cảm giác bóp nghẹt lồng ngực, giảm nghiêm trọng khả năng thông khí. Các triệu chứng của hen phế quản thường xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân kích thích, gây ra các đợt hen phế quản cấp, còn được gọi là các cơn hen.

Bệnh hen phế quản không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các triệu chứng của bệnh có xu hướng ngày càng tăng nặng theo thời gian. Do đó, các biện pháp điều trị và kiểm soát cơn hen là rất cần thiết, giúp ngăn bệnh tái phát và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

hen-phe-quan-la-benh-viem-duong-ho-hap-thuong-gap-dac-biet-o-tre-nho

Hen phế quản là bệnh viêm đường hô hấp thường gặp, đặc biệt ở trẻ nhỏ

Triệu chứng hen phế quản thường gặp

Các triệu chứng hen phế quản thay đổi tùy thuộc vào tiến triển bệnh và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Người bệnh có thể lên cơn hen phế quản thường xuyên hoặc chỉ tái phát khi thay đổi thời tiết, luyện tập thể dục hoặc hít phải khói thuốc lá,...

Triệu chứng hen phế quản thường gặp

Bệnh hen suyễn đặc trưng bởi tình trạng viêm, co thắt cơ đường thở và tăng tiết dịch, gây ra các cơn khó thở đột ngột. Bình thường, các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và xuất hiện rầm rộ nhất vào các đợt cấp của hen phế quản. Tuy nhiên người mắc hen phế quản vẫn có thể xuất hiện một số triệu chứng phổ biến:

  • Ho dai dẳng, ho có đờm. Các triệu chứng ho tăng lên vào ban đêm, khi cười, khi thở mạnh hoặc trong lúc tập thể dục.

  • Khó thở hụt hơi, thở khò khè, nhịp thở gấp. Các triệu chứng khó thở tăng lên khi nằm, có thể gây khó ngủ.

  • Đau tức ngực.

Triệu chứng đợt cấp hen phế quản

Cơn hen suyễn xảy ra khi đường thở bị kích thích gây co thắt mạnh các cơ trơn phế quản, tăng tiết dịch nhầy. Tình trạng này khiến các biểu hiện khó thở xuất hiện rầm rộ và gây các triệu chứng: 

  • Ho dữ dội, có thể là ho khan hoặc ho có đờm.

  • Khó thở, cảm giác đường thở bị bóp nghẹt, thở rất nhanh, không kiểm soát được nhịp thở. Khó thở ngay cả khi hít vào hoặc thở ra.

  • Đau tức ngực, co rút các cơ vùng cổ và ngực.

  • Môi, da, móng tay nhợt nhạt, người đổ nhiều mồ hôi.

  • Tăng nhịp tim.

  • Cảm giác khó khăn khi nói chuyện, tâm trạng lo lắng và hoảng sợ.

Các triệu chứng cho thấy người bệnh cần nhập viện

Các cơn hen suyễn thường xuất hiện đột ngột với các triệu chứng tăng nặng nhanh chóng. Do đó người bệnh cần theo dõi sức khỏe và nhập viện ngay nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu:

  • Khó thở nghiêm trọng, không thể hít vào hoặc thở ra.

  • Suy giảm khả năng thông khí khiến môi, da xanh tái, nhợt nhạt. Chỉ số SpO2 < 92%.

  • Tinh thần hoảng loạn, mất nhận thức hoặc hôn mê.

trieu-chung-hen-phe-quan-thay-doi-tuy-thuoc-vao-tinh-trang-benh

Triệu chứng hen phế quản thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh

Các tác nhân chính gây bệnh hen phế quản

Mặc dù bệnh hen phế quản rất phổ biến nhưng nguyên nhân chính gây bệnh vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên có nhiều tác nhân có thể gây các đợt cấp hen phế quản.

Các tác nhân gây hen phế quản thường gặp

Tiếp xúc với các chất kích thích hoặc các tác nhân gây dị ứng có thể gây ra các triệu chứng của bệnh hen phế quản. Các tác nhân gây cơn hen phế quản ở mỗi người là khác nhau, bao gồm:

  • Các chất gây dị ứng trong không khí: Phấn hoa, bụi gỗ, bụi kim loại, bào tử nấm mốc, lông động vật. Chúng có thể xâm nhập vào đường thở gây dị ứng, từ đó dẫn đến các cơn hen phế quản dị ứng.

  • Không khí ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá,... Cũng có thể gây kích ứng đường thở, là tác nhân gây xuất hiện cơn hen phế quản.

  • Các bệnh viêm đường hô hấp: Cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản,... Có thể khiến tình trạng viêm đường thở tăng nặng gây ra cơn hen.

  • Sử dụng một số thuốc: Thuốc chẹn beta, NSAIDs,... Các nhóm thuốc này có thể làm tăng kích ứng đường thở, khiến các triệu chứng bệnh tăng nặng hơn.

  • Tinh thần hoảng loạn, căng thẳng, stress,... Càng làm tăng tiêu thụ oxy trong máu, khó kiểm soát nhịp thở dẫn đến các cơn khó thở, co thắt đường thở, chính là tác nhân dẫn đến các cơn hen.

Các yếu tố nguy cơ gây hen phế quản

Bên cạnh các tác nhân gây cơn hen phế quản, người bệnh vẫn có thể mắc bệnh nếu có các yếu tố nguy cơ:

  • Tiền sử gia đình có người mắc hen phế quản. Các nghiên cứu cho thấy hen phế quản có khả năng di truyền trong gia đình.

  • Người có tiền sử dị ứng, làm tăng nguy cơ mắc hen phế quản.

  • Người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây hại đường hô hấp: Không khí ô nhiễm, khói bụi, các khí độc hại,... Gây viêm đường thở kéo dài, dẫn đến hen phế quản và nhiều bệnh viêm đường hô hấp khác.

  • Sức đề kháng kém, đặc biệt ở trẻ nhỏ khiến tình trạng dị ứng, kích thích đường thở không được kiểm soát tốt. Dần dần có thể dẫn đến hen phế quản.

co-nhieu-tac-nhan-gay-hen-phe-quan-cap-va-lam-cac-trieu-chung-benh-tang-nang

Có nhiều tác nhân gây hen phế quản cấp và làm các triệu chứng bệnh tăng nặng

Hen phế quản có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp

Hen phế quản gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Hầu hết người mắc hen phế quản đều phải đối mặt với các tình trạng:

  • Cơ thể mệt mỏi, suy giảm khả năng lao động hoặc các vận động thể lực.

  • Suy giảm khả năng hô hấp.

  • Tinh thần căng thẳng, lo lắng, trầm cảm.

Ngoài ra, hen phế quản cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Suy hô hấp, suy giảm khả năng thông khí.

  • Xơ hóa và thay đổi cấu trúc của phổi và phế quản. Nguyên nhân là do tình trạng viêm kéo dài dẫn đến xuất hiện các mô sẹo, làm giảm khả năng giãn nở và thông khí phổi. Dần dần gây ra các tổn thương phổi không thể hồi phục, là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến nhiều bệnh đường hô hấp mạn tính khác: Viêm phổi mạn tính, viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD),...

Phác đồ điều trị hen phế quản

Bệnh hen phế quản không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị hen phế quản chủ yếu tập trung vào điều trị đợt cấp của bệnh và ngăn cơn hen tái phát.

Thuốc điều trị hen phế quản

Các thuốc trị hen phế quản được chia làm 2 loại chính là thuốc kiểm soát hen và thuốc điều trị đợt cấp của hen phế quản. Tùy vào tình trạng bệnh sẽ được chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp.

Thuốc kiểm soát hen: Nhóm thuốc này thường được sử dụng hàng ngày, giúp kiểm soát bệnh và hạn chế các đợt cấp của hen phế quản. Một số loại thuốc thường được sử dụng:

  • Corticosteroid dạng hít: Budesonide, fluticasone propionate,... Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm viêm, sưng tấy đường thở, hạn chế tiết dịch nhầy đường hô hấp. Do đó có tác dụng kiểm soát hen và ngăn ngừa cơn hen phế quản hiệu quả. Khi sử dụng, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ: Nhiễm khuẩn miệng, họng,... Tuy nhiên các tác dụng phụ này có thể dễ dàng kiểm soát và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

  • Thuốc kháng leukotriene: montelukast, zafirlukast,... Nhóm thuốc này cũng có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng viêm, kiểm soát cơn hen hiệu quả. Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ: Tinh thần kích động, hung hăng, ảo giác hoặc stress.

  • Nhóm thuốc kết hợp corticosteroid và chất chủ vận beta: budesonide - formoterol, fluticasone - salmeterol,... Đây là nhóm thuốc kiểm soát hen phế quản thường được sử dụng nhất. Nhóm thuốc kết hợp này vừa giúp kháng viêm vừa giảm co thắt đường thở, từ đó tăng tác dụng kiểm soát hen phế quản và giảm tác dụng phụ khi sử dụng.

  • Theophylin: Tác dụng chính là giảm co thắt cơ đường thở, từ đó giảm khó thở và đau tức ngực ở người mắc hen phế quản.

Thuốc điều trị đợt cấp hen phế quản: Nhóm thuốc này được sử dụng trong đợt cấp hen phế quản, thường có tác dụng giảm đau và giãn cơ nhanh, từ đó cắt cơn hen. Một số loại thuốc thuộc nhóm này:

  • Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn: albuterol, levalbuterol,... Có tác dụng giãn cơ trơn đường thở, từ đó tăng khả năng thông khí, giảm co thắt và khó thở.

  • Thuốc kháng cholinergic: ipratropium, tiotropium,... Giúp giãn nhanh cơ trơn đường thở và cắt cơn hen hiệu quả. Nhóm thuốc này thường được sử dụng để điều trị khí phế thũng, viêm phế quản mạn tính và hen phế quản.

  • Corticosteroid dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch: Có tác dụng giảm nhanh tình trạng sưng, viêm đường thở từ đó cắt cơn hen. Nhóm thuốc này có tác dụng nhanh nhưng nhiều tác dụng phụ và có khả năng gây nghiện do đó ít được sử dụng và chỉ dùng trong thời gian ngắn từ 5 ngày đến 2 tuần.

  • Nhóm thuốc sinh học: omalizumab, mepolizumab,... Thường được sử dụng với những người bị hen phế quản do dị ứng và không đáp ứng với các nhóm thuốc khác. Nhóm thuốc sinh học này có tác dụng ngăn chặn hoạt động của các tế bào miễn dịch, từ đó kiểm soát tình trạng viêm và chấm dứt cơn hen.

Thuốc điều trị hen có nhiều loại khác nhau, có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp để tăng hiệu quả điều trị. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

thuoc-tri-hen-phe-quan-giup-cat-con-hen-va-kiem-soat-benh-hieu-qua

Thuốc trị hen phế quản giúp cắt cơn hen và kiểm soát bệnh hiệu quả

Biện pháp vật lý trị liệu kiểm soát hen phế quản

Bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người mắc hen phế quản cũng cần thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu để cải thiện chức năng hô hấp và kiểm soát cơn hen hiệu quả. Một số bài tập hiệu quả được chuyên gia khuyến cáo:

  • Tập thở đúng cách: Hít vào bằng mũi hết cỡ, siết chặt cơ bụng và cơ hoành, giữ trong khoảng 2 - 3 giây sau đó thở ra hết cỡ bằng miệng, thả lỏng cơ bụng. Đây là một trong những bài tập rất hiệu quả và cần thiết với những người mắc bệnh đường hô hấp, giúp loại bỏ các khí cặn trong phổi, tăng khả năng thông khí và điều hòa nhịp thở tốt hơn. Người bệnh nên thực hiện động tác này hàng ngày để có hiệu quả tốt nhất.

  • Tập yoga, thái cực quyền hoặc các bài tập nhẹ nhàng: Đi bộ, đi xe đạp,... Vừa tăng cường sức khỏe vừa cải thiện chức năng hô hấp của người bệnh. Nhưng cần lưu ý nên luyện tập nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh có thể gây các cơn hen, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Các lưu ý để phòng ngừa hen phế quản hiệu quả

Bệnh hen phế quản không thể điều trị khỏi hoàn toàn và rất dễ tái phát. Do đó các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát cơn hen là vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh.

Loại bỏ các tác nhân gây hen phế quản

Để phòng ngừa hen phế quản hiệu quả nhất cần loại bỏ các tác nhân gây bệnh:

  • Vệ sinh môi trường sống và làm việc, giúp loại bỏ khói bụi, nấm mốc, các dị vật trong không khí và vi khuẩn, virus gây bệnh.

  • Duy trì không khí sạch và có độ ẩm phù hợp, giảm kích ứng đường thở. Người bệnh có thể sử dụng điều hòa hoặc các loại máy lọc không khí để điều chỉnh độ ẩm không khí phù hợp nhất cho hệ hô hấp.

  • Vệ sinh họng, miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng, giúp loại bỏ các vi khuẩn, virus xâm nhập vào hệ hô hấp.

Thay đổi lối sống phòng ngừa hen phế quản

Người bệnh hen phế quản cần có lối sống phù hợp để kiểm soát hen hiệu quả, ngăn cơn hen tái phát:

  • Tập thể dục thường xuyên, giúp tăng cường sức khỏe và duy trì hệ hô hấp khỏe mạnh. Tuy nhiên người bệnh hen phế quản chỉ nên luyện tập các bài tập nhẹ nhàng, thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất.

  • Duy trì cân nặng hợp lý. Thừa cân có thể khiến các triệu chứng hen phế quản thêm trầm trọng và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Biện pháp ngăn ngừa hen phế quản từ thảo dược

Ngoài các thay đổi về lối sống, sinh hoạt hàng ngày thì sử dụng các thảo dược hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hen là rất cần thiết. Các thảo dược tự nhiên: Xạ đen, xạ can, bán biên liên, tạo giác, nhũ hương,... Có tác dụng rất tốt đối với bệnh hen phế quản và các bệnh viêm đường hô hấp khác. Sản phẩm chiết xuất từ các thảo dược này có khả năng kháng viêm và điều hòa quá trình tiết dịch đường hô hấp. Từ đó phòng ngừa hen phế quản tái phát và các bệnh viêm đường hô hấp khác.

Thảo-dược-tự-nhiên-hỗ-trợ-điều-trị-đợt-cấp-hen-phế-quản-và-phòng-ngừa-bệnh.jpg

Thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị đợt cấp hen phế quản và phòng ngừa bệnh hiệu quả

Ngoài ra, sản phẩm thảo dược còn được bổ sung thêm thành phần Fibrolysin, đã được chứng minh có tác dụng làm chậm quá trình xơ hóa, tái cấu trúc đường thở và phục hồi khả năng thông khí. Do đó ngăn chặn tận gốc nguyên nhân gây hen phế quản và các biến chứng của bệnh. Người bệnh nên sử dụng sản phẩm thảo dược hàng ngày cùng với chế độ sinh hoạt khoa học để có hiệu quả tốt nhất.

>>> XEM THÊM: 8 cách chữa hen phế quản hiệu quả. Xem ngay!

Hen phế quản là bệnh lý đường hô hấp rất phổ biến, đặc biệt là hen phế quản ở trẻ nhỏ. Bệnh hen phế quản không thể chữa khỏi hoàn toàn do đó các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh là rất cần thiết. Người bệnh nên sử dụng sản phẩm thảo dược kết hợp với thuốc điều trị để kiểm soát cơn hen hiệu quả nhất. Nếu bạn đang mắc hen phế quản hoặc gặp các vấn đề về đường hô hấp, hãy để lại thông tin phía dưới phần bình luận để được tư vấn chi tiết nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/diagnosis-treatment/drc-20369660
https://www.webmd.com/asthma/what-is-asthma
https://www.healthline.com/health/asthma#exacerbations

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.