Người bị hen suyễn nên ăn gì để giúp đẩy lùi bệnh?

Chế độ ăn uống đúng và hợp lý không những giúp cho người bệnh hen suyễn tăng cường sức khỏe, mà còn hỗ trợ việc kiểm soát các triệu chứng, hạn chế lên cơn hen do dị ứng thực phẩm một cách hiệu quả. Vậy người bị mắc hen suyễn nên ăn gì và cần bổ sung gì trong bữa ăn hàng ngày của mình?

Dinh dưỡng có tác động đến sức khỏe người bệnh hen suyễn như thế nào?

Hen suyễn là một loại bệnh dị ứng đường hô hấp. Khi bị dị ứng, niêm mạc phế quản sưng phồng lên làm cho ống phế quản thu hẹp lại, dẫn đến tình trạng khó thở và gây nên cơn hen cấp. Lúc này, các cơ bao quanh đường hô hấp cũng co thắt, khiến cho việc thở càng khó khăn hơn, người bệnh có cảm giác đau thắt ở ngực, kèm theo tiếng thở khò khè, ho.

Những tác nhân gây kích ứng phế quản ở người bị hen suyễn thường là phấn hoa, khói bụi, các vi khuẩn – virus – bào tử nấm trong không khí,,… và cả một số loại thực phẩm. Những thực phẩm như: hải sản, trứng, thịt bò, nhộng tằm,… đều có thể gây ảnh hưởng xấu tới người bệnh hen suyễn. Bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với protein từ nguồn thức ăn nhiều hơn. Vì vậy, lựa chọn thực phẩm có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc làm giảm cả tần suất, mức độ nghiêm trọng của các cơn hen.

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, chế độ ăn uống bao gồm các thực phẩm tươi, ưu tiên nhiều hơn các loại trái cây, rau củ quả sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn cho những người mắc căn bệnh này. Nó giúp làm giảm nguy cơ hen suyễn, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, các chuyên gia về dinh dưỡng cũng lưu ý rằng, bệnh hen suyễn có thể tiến triển nặng, khó điều trị hơn ở những người béo phì. Điều này đồng nghĩa với việc duy trì cân nặng khỏe mạnh, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cũng giúp kiểm soát bệnh hen suyễn dễ dàng hơn. Vậy người bị bệnh hen suyễn nên ăn gì?

>>>Xem thêm: Bệnh viêm phổi có lây không? Nếu có thì lây lan như thế nào?

Người bị hen suyễn nên ăn gì mỗi ngày?

Dưới đây là một số loại thực phẩm nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày cho người mắc bệnh hen suyễn.

Thực phẩm giàu vitamin D

Kết quả từ nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin D có ảnh hưởng tích cực đến hen suyễn. Bổ sung vitamin D mỗi ngày giúp làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin D gồm: dầu cá, dầu gan cá, trứng, sữa, sữa chua, các loại hạt ngũ cốc,...

Ăn nhiều trái cây và rau củ quả tươi

Vitamin và khoáng chất là một yếu tố dinh dưỡng tác động lớn đến quá trình đẩy lùi bệnh hen suyễn. Các loại rau quả chứa nhiều vitamin C, vitamin E, vitamin A có vai trò giúp chống oxy hóa, chống viêm. Các sắc tố, hợp chất thực vật như carotenoid và flavonoid cũng đều có tác dụng hỗ trợ cải thiện chức năng hệ hô hấp.

- Vitamin C: các loại quả họ Cam (cam, chanh, bưởi, quýt,…);

- Vitamin E: táo, rau củ, dầu thực vật (dầu gấc,…), các quả hạch, trứng;

- Carotenoid: cà rốt, khoai lang, cà chua, rau họ Cải (cải bó xôi, cải xoăn,…);

- Flavonoid: trà, đậu nành và các loại đậu,…

Bổ sung thực phẩm có acid béo omega-3

Acid béo omega-3 được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá mòi và một vài loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật. Lượng acid béo không bão hòa này cũng có thể đem lại lợi ích cho việc phòng ngừa bệnh hen suyễn, đặc biệt là với nhiều trẻ nhỏ có nguy cơ mắc căn bệnh hô hấp này.

Ăn các thực phẩm giàu Magie, Kali và Natri 

Kết quả nghiên cứu từ Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ cho biết, các chất như magie, kali và natri trong thực phẩm có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Những chất này có nhiều trong chuối, rau bina, hạt bí ngô, bơ, các loại rau xanh,...

Trên đây là những gợi ý giúp trả lời cho câu hỏi “Người bị hen suyễn nên ăn gì mỗi ngày?”. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên.

>>> Xem thêm: 5 mẹo giúp người khó thở cải thiện khi tập luyện

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.