Chăm sóc người bệnh viêm phổi trong và sau khi điều trị bệnh là một công việc quan trọng, bởi đây là giai đoạn giúp người bệnh phục hồi sức khỏe. Do đó, nếu không có kế hoạch chăm sóc cho người bệnh đúng cách, bệnh có thể dễ tái phát về sau. Vậy làm thế nào để chăm sóc người bệnh viêm phổi tại nhà hiệu quả?
Mục đích của chăm sóc người bệnh viêm phổi là gì?
Viêm phổi là bệnh lý xảy ra khi có sự tổn thương tại các tổ chức của phổi và xuất hiện những triệu chứng cảm, sốt, đau tức ngực, ho khan, ho có đờm, khó thở. Đặc biệt, người mắc bệnh viêm phổi nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn, gây nguy hại cho người bệnh. Bởi vậy, mục đích của việc chăm sóc người bệnh viêm phổi bao gồm:
- Đảm bảo sự lưu thông đường thở, giúp người bệnh dễ thở, hơi thở nhẹ nhàng hơn.
- Hỗ trợ điều trị tận gốc các nguyên nhân gây bệnh và làm giảm nhanh triệu chứng của bệnh.
- Sớm phát hiện và có biện pháp xử lý tình huống nguy hiểm do viêm phổi cấp tính gây ra.
- Phòng ngừa nguy cơ sốt cao, suy hô hấp, tràn dịch phổi,… do nhiễm khuẩn nặng tại phổi.
- Tăng xuất tiết đờm và dịch nhầy khỏi đường thở.
- Giảm rối loạn thông khí, phục hồi chức năng thở bình thường cho cơ thể, giúp chống xơ hóa, chống tái cấu trúc đường thở.
>>> Xem thêm: Bạn có đang mắc phải chứng khơ thở khi ngủ không?
Chăm sóc người bệnh viêm phổi như thế nào?
Tăng cường lưu thông đường thở
Người bệnh viêm phổi có thể gặp các cơn ho khan hoặc ho có đờm. Khi bị ho có đờm liên tục dẫn đến tắc nghẽn đường thở, nên cho người bệnh uống nhiều nước để giúp làm loãng đờm và dễ long đờm hơn.
Đảm bảo không khí trong phòng của bệnh nhân ấm và duy trì độ ẩm thích hợp.
Có thể cho người bệnh hít vào bằng mũi và thở ra bằng cách mím môi.
Khi người bệnh ho nhiều, nên giữ ở tư thế ngồi hơi cúi về phía trước để dễ dàng tống đờm ra ngoài. Có thể kết hợp dùng thuốc long đờm, giảm ho theo chỉ định của bác sĩ.
Chống mất nước
Khi bị viêm phổi cấp tính do nhiễm virus, vi khuẩn thì người bệnh dễ gặp cơn sốt cao. Bù nước và điện giải cho cơ thể bằng cháo, sữa, nước trái cây,… sẽ giúp cơ thể bệnh nhân bớt mệt mỏi hơn.
Giảm mất năng lượng
Người mắc viêm phổi thường dễ mệt mỏi do cơn sốt, viêm nhiễm dẫn đến những tổn thương cho hệ hô hấp. Vì thế, hạn chế vận động quá sức và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp nhanh chóng hồi phục cho người bệnh.
Xử lý các biến chứng có thể gặp
Ở người mắc viêm phổi cấp tính, các biến chứng nguy hiểm rất dễ xảy ra như sốt cao do nhiễm khuẩn, mất nước, rối loạn điện giải, khó thở kéo dài dẫn đến suy hô hấp cấp,… Chính vì thế, việc chăm sóc người bệnh viêm phổi cần đặc biệt lưu ý. Khi thấy những dấu hiệu khó thở, thở khò khè, đau tức ngực, tím tái môi và móng tay, móng chân,… dần nặng hơn, hãy nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời.
Phòng ngừa viêm phổi tái phát
Bên cạnh việc chăm sóc người bệnh viêm phổi trong quá trình điều trị, thì phòng ngừa viêm phổi tái phát sau đó cũng cần được quan tâm. Để có thể phòng bệnh an toàn và hiệu quả, việc giữ vệ sinh sạch cho hệ hô hấp, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh là điều đầu tiên người nhà cần lưu ý. Ngoài ra, tiêm vaccine ngừa vi khuẩn, virus gây viêm phổi, cảm cúm cũng có vai trò quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân. Đồng thời, duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp nâng cao miễn dịch, tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh đường hô hấp này.
>>>Xem thêm: Điều gì gây ra cơn ho khan về đêm? Cách điều trị ho tại nhà như thế nào