8 cách chữa hen suyễn hiệu quả khi trời lạnh - Xem ngay!

Thời tiết lạnh và hanh khô là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên và làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Vì thế, những người mắc bệnh hen nên ưu tiên làm việc ở trong nhà hơn vào những thời điểm này. Để có thể kiểm soát và trị hen suyễn hiệu quả vào những lúc trời trở lạnh, dưới đây là 10 điều mà bạn nên làm.

Thời tiết lạnh gây ảnh hưởng đến hiệu quả trị hen suyễn như thế nào?

Có hai vấn đề thường gặp với những người mắc bệnh hen suyễn mỗi khi mùa đông đến. Đó là không khí khô hanh, lạnh và nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng hô hấp cấp tính nhiều hơn. Chúng đều là những yếu tố có thể gây kích hoạt cơn hen nặng cho những người mắc bệnh hen, đặc biệt là với hen suyễn mãn tính.

Khi cơn hen bộc phát một cách đột ngột, nó khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái khó chịu, cơn khó thở và đau thắt ngực nặng, thở gấp hơn. Nếu không có những biện pháp để phòng ngừa, việc điều trị hen suyễn sẽ bị ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn hơn. Cơn hen cấp tăng lên cũng khiến người bệnh phải thường xuyên dùng thuốc để cắt cơn, nếu liên tục sẽ gây nhờn thuốc, giảm đáp ứng điều trị.

>>> Xem thêm: 5 mẹo giúp người khó thở cải thiện khi tập luyện

Cách trị hen suyễn hiệu quả người bệnh nên biết

Rửa tay sạch

Rửa tay thường xuyên và đúng cách với nước sạch, xà phòng diệt khuẩn là một trong những cách đơn giản nhất để giúp người bệnh hen suyễn tự bảo vệ cơ thể khỏi việc bị lây lan virus, vi khuẩn gây cảm lạnh, nhiễm trùng.

Hãy tiêm vaccine phòng cúm

Virus cúm là một trong những tác nhân chính gây nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi. Tuy nhiên, bị hen suyễn không có nghĩa là bạn mắc bệnh cúm dễ hơn. Nhưng nếu chẳng may bạn bị lây cúm từ môi trường xung quanh, hậu quả xảy ra là các biểu hiện của bệnh hen suyễn nặng hơn. Vì thế, hãy đến các trung tâm dịch tễ để được tư vấn cụ thể về việc tiêm vaccine cúm, thậm chí là cả vaccine ngừa viêm phổi để phòng bệnh tốt hơn.

Đừng ngồi bên lò sưởi (bếp than, bếp củi)

Khi thời tiết lạnh hơn, nhiều người thường có thói quen ngồi cạnh bếp lửa để sưởi ấm. Điều này thật sự không tốt chút nào, nhất là với những người mắc bệnh hen suyễn. Bởi khói từ than củi cũng tương tự như khói thuốc lá, nó có thể kích thích niêm mạc phổi, phế quản của bạn và làm cơn hen bộc phát.

Tập thể dục trong nhà

Vào những ngày trời lạnh và gió lạnh quá to bên ngoài, bạn nên thay đổi thói quen đi thể thao ngoài trời. Thay vào đó, hãy lựa chọn việc đến phòng tập, hoặc tập đơn giản ngay tại nhà. Bởi nhiệt độ và độ ẩm trong nhà luôn được duy trì ổn định, giúp bạn hạn chế tối đa các cơn hen cấp tính có thể xảy ra.

Làm ấm người trước khi ra ngoài

Nghiên cứu gần đây của các chuyên gia cho thấy, người bệnh hen suyễn hồi phục nhanh và chức năng hô hấp cải thiện tốt hơn nhiều khi cơ thể họ được làm ấm. Điều này có vai trò đặc biệt quan trọng khi bạn muốn đi ra ngoài vào thời tiết lạnh. Hãy lưu ý làm ấm người bằng vài động tác, uống nước ấm trước khi ra ngoài khoảng 20 phút.

Ngăn ngừa cơn hen bằng thuốc

Dùng thuốc phòng ngừa hen suyễn (theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị) trước khi ra ngoài là điều cần thiết với nhiều người bị hen nặng. Đây là bước giúp chủ động ngăn ngừa cơn hen.

Có kế hoạch điều trị hen suyễn

Không riêng gì khi trời lạnh, mà với bất kỳ thời tiết nào thì người bệnh hen suyễn cũng nên ghi nhớ các điều cần làm mỗi khi có cơn hen bộc phát. Vì thế, có kế hoạch điều trị hen suyễn hiệu quả, chi tiết cả về thời gian, giải pháp lâu dài sẽ mang đến cải thiện tốt cho họ.

Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ

Theo dõi điều trị là điều quan trọng với mọi người bệnh, đặc biệt là ở người mắc bệnh hô hấp mạn như hen suyễn. Do đó, nếu bạn hoặc có người thân xung quanh bị hen mãn tính, hãy nhớ đến việc thăm khám sức khỏe định kỳ để chắc chắn rằng việc tiếp tục điều trị tại nhà đang có hiệu quả tốt.

>>> Xem thêm: Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Sử dụng thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh

Dùng các thảo dược để cải thiện tình trạng sức khỏe cho người bệnh hen suyễn đang là một xu hướng mới được nhiều người ưa chuộng. Những nguyên liệu thường được lựa chọn nhiều là gừng, nghệ, tỏi, mật ong,… bởi chúng có công dụng giúp làm giảm bớt triệu chứng của hen suyễn, và luôn sẵn có tại mỗi gia đình. 

Ngoài ra, người bệnh hen mãn tính có thể dùng thêm sản phẩm thảo dược. Với thành phần chiết xuất từ nguồn nguyên liệu quý thường được sử dụng trong Đông y như: nhũ hương, cao xạ đen, cao xạ can, cao bán biên liên, bột tạo giác,… giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng hen suyễn hiệu quả, ngăn ngừa tái phát cơn hen và các bệnh phổi mãn tính khác.

Ngoài ra, trong sản phẩm còn có chứa hoạt chất Fibrolysin đã được chứng minh có công dụng làm tiêu hủy chất xơ, ngăn ngừa quá trình tái cấu trúc và ngăn cản sự xơ hóa tại phổi, phế quản. Đồng thời bảo vệ miễn dịch các tế bào tại đường thở, phục hồi lại sự đàn hồi ban đầu cho phổi, phế quản. Nhờ đó giúp hỗ trợ tăng cường chức năng thở cho người bệnh hen suyễn, hoặc với các bệnh đường hô hấp.

Trên đây là những gợi ý giúp cải thiện tình trạng hen suyễn khi thời tiết trở lạnh mà bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng cho chính mình hoặc cho người thân ngay tại nhà. 

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.