Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Viêm phế quản là một căn bệnh có tỷ lệ mắc khá cao ở trẻ em, đặc biệt vào mùa đông. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh dễ dẫn tới mạn tính và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Những dấu hiệu ban đầu có thể mờ nhạt nên đôi khi gây nhầm lẫn với các bệnh cảm lạnh thông thường. Vậy làm cách nào để phát hiện sớm nhất bệnh viêm phế quản và những triệu chứng thường thấy ở trẻ bị viêm phế quản?

Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ

Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ chủ yếu là do virus xâm nhập vào các tiểu phế quản làm chúng bị viêm và sưng lên, chất nhầy tích tụ lại trong đường dẫn khí, một số ít trường hợp do vi khuẩn. Các virus rất dễ lây lan khi tiếp xúc với người bệnh.

Trẻ dưới 3 tháng tuổi có nguy cơ bị viêm phế quản cao nhất vì lúc này hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh.

Tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên, bụi bẩn và ô nhiễm không khí cũng là những yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em

Giai đoạn đầu, bệnh có các triệu chứng như một cơn cảm lạnh thông thường với những biểu hiện:

- Sốt nhẹ, ớn lạnh

Triệu chứng này không biểu hiện rõ rệt trên tất cả các trẻ bị viêm phế quản. 

- Chảy nước mũi và ngạt mũi

Trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu với các biểu hiện như ngứa mũi, hắt xì hơi liên tục trong giai đoạn đầu.

- Đau họng

Tình trạng các tiểu phế quản bị viêm gây cơn đau ở cổ họng khi trẻ nuốt nước bọt hoặc khi ăn uống.

- Khò khè, khó thở

Do chất nhầy tích tụ lại trong các đường dẫn khí làm cản trở quá trình hô hấp gây khò khè, khó thở

- Ho khan hoặc ho ra đờm có màu

Ban đầu có thể là ho khan, ho rải rác từng cơn sau đó các cơn ho kéo dài với tần suất cao và kèm theo có đờm. Đờm trước tiên thường có màu trắng sau một thời gian có thể ho ra đờm màu vàng, xanh hoặc nâu. Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đang có xu hướng tiến triển từ virus sang vi khuẩn.

- Nôn

- Đau hoặc tức ngực

- Mệt mỏi

Những triệu chứng này có thể nặng hơn về ban đêm và kéo dài từ 1-2 tuần, riêng triệu chứng ho có thể kéo dài tới 1 tháng. Do vậy hãy đưa con mình đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.

>>> Xem thêm: 5 mẹo giúp người khó thở cải thiện khi tập luyện

Chẩn đoán viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản ở trẻ em thường được chẩn đoán qua khám thực thể và theo dõi tiền sử. Ngoài ra, có thể phải dùng đến các phương pháp xét nghiệm để loại trừ một số bệnh có triệu chứng tương tự.

Các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán viêm phế quản:

- Chụp X-quang ngực

Đưa ra các hình ảnh của các mô bên trong, xương và các cơ quan trên phim.

- Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm đờm

Tìm và xác định nguyên nhân viêm phế quản là do chủng virus hay vi khuẩn nào gây nên.

- Xét nghiệm máu

Kiểm tra số lượng bạch cầu nếu có sự gia tăng chứng tỏ cơ thể đang có biểu hiện chống lại nhiễm trùng.

Bệnh viêm phế quản được chẩn đoán và điều trị không quá khó khăn. Hầu hết các trường hợp trẻ em đều được điều trị tại nhà, tuy nhiên cần theo dõi chặt chẽ các triệu chứng để xem xét mức độ tiến triển của bệnh và đưa ra những hướng xử trí kịp thời.

>>> Xem thêm: Người bị hen suyễn nên ăn gì để đẩy lùi bệnh

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.