Trị ho bằng lá tía tô là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng bởi nguồn nguyên liệu dễ kiếm và cách thực hiện đơn giản. Vậy lá tía tô có hiệu quả như thế nào với những người bị ho? Và sử dụng vị thảo dược này như thế nào giúp mang lại hiệu quả? Để giải đáp các thắc mắc này, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Ho là gì?
Ho là một phản xạ tốt của cơ thể giúp loại bỏ tất cả các tác nhân có hại gây kích ứng niêm mạc đường thở như: Bụi bẩn, vi khuẩn, virus, khói bụi,… ra khỏi hệ hô hấp. Tuy nhiên, nếu người bệnh ho kéo dài, dai dẳng thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Ho là triệu chứng của nhiều bệnh viêm đường hô hấp khác nhau. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho kéo dài nhưng gần đây, các nhà khoa học cho rằng, viêm, nhiễm trùng đường thở khiến cho thành phế quản dày lên, các tế bào phổi, phế quản tăng sinh, tái cấu trúc, khí bị đọng lại bên trong phế nang, kích thích niêm mạc gây ho kéo dài.
Bên cạnh đó, tái cấu trúc đường thở là nguyên nhân khiến cho niêm mạc phế quản, phổi tăng nhạy cảm với các tác nhân có hại như: Vi khuẩn, virus, khói bụi,… gây viêm, kích thích tế bào tiết nhầy tăng hoạt động, làm cho đờm dãi bị ứ đọng sâu bên trong phổi, phế quản gây ho khạc đờm kéo dài, dai dẳng.
>>>Xem thêm: Đoán bệnh qua màu sắc đờm - tìm hiểu ngay! Đừng bỏ lỡ
Tìm hiểu về tác dụng trị ho bằng lá tía tô
Ho kéo dài thường khiến người bệnh mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, việc tìm ra phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả là mong mỏi của nhiều người. Hiện nay, việc sử dụng thuốc tây y để điều trị ho vẫn là cách phổ biến được nhiều người áp dụng. Tuy có thể làm giảm các triệu chứng nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng này, nhiều người đã tìm đến các phương pháp dân gian, tiêu biểu là sử dụng lá tía tô để trị ho.
Cây tía tô còn có tên gọi khác là cây tử tô. Toàn bộ cây tía tô (thân, cành, lá, hạt) đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Thảo dược này có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Có hai loại tía tô đó là:
- Cây tía tô trắng (Perilla frutescens var. frutescens).
- Cây tía tô có màu đỏ (P. frutescens var. crispa).
Trong đông y, tía tô tính ấm, vị hơi cay, chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, thường được sử dụng trong các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ho như: Viêm phổi, viêm phế quản,… Bên cạnh đó, thảo dược này còn có tác dụng làm ấm niêm mạc đường thở, ngăn chặn quá trình tổn thương, xơ hóa tế bào phổi, phế quản gây ho kéo dài, dai dẳng.
Qua nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại, các chuyên gia cũng nhận thấy rằng, tinh dầu, protein, dầu béo và một số khoáng chất trong lá tía tô có tác dụng giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng ho do các căn bệnh viêm đường hô hấp gây ra.
>>>Xem thêm: Người bị ho có được ăn mì tôm không? Câu trả lời được bật mí tại đây!
Bật mí cách trị ho bằng lá tía tô
Như đã khẳng định ở trên, lá tía tô đã được chứng minh là có tác dụng trong việc cải thiện tình trạng ho do các căn bệnh viêm đường hô hấp. Dưới đây là cách trị ho bằng lá tía tô đơn giản mà bạn nên tham khảo:
Đối với trẻ em:
- Nguyên liệu: 10 lá tía tô, 5 bông hoa đu đủ đực, 3 chùm hoa khế, 15g đường phèn.
- Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi, chưng cách thủy trong vòng 20 phút. Thêm đường phèn vào khuấy đều cho tan rồi tắt bếp đi. Lọc lấy hỗn hợp, chờ nguội rồi cho vào hũ thuỷ tinh có nắp đậy, bảo quản để dùng dần. Mỗi ngày cho trẻ uống 1 thìa cà phê, ngày 2 - 3 lần đến khi hết ho.
Đối với người lớn:
Cách 1:
- Nguyên liệu: 1 bát con gạo tẻ, 150g lá tía tô, 3 nhánh hành tươi.
- Thực hiện: Gạo tẻ vo sạch rồi ngâm cho nở, bắc lên bếp nấu thật nhừ, rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Khi cháo còn nóng, bạn cho hành tươi và lá tía tô thái nhỏ vào rồi dùng ngay, mỗi ngày 1 lần.
Cách 2:
- Nguyên liệu: 3 lá tía tô, 30g quả mận tươi, 4 - 5 quả đại táo, 3g lá trà.
- Thực hiện: Mận tươi và đại táo rửa sạch rồi đem giã nhuyễn nấu lấy nước. Sau khi nước sôi, cho lá tía tô, lá trà vào ấm hãm cùng hỗn hợp này trong khoảng vài phút rồi dùng như trà bình thường. Mỗi ngày uống từ 2 - 3 lần.
Cải thiện hiệu quả các cơn ho nhờ sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên
Như vậy, các bài thuốc trị ho bằng lá tía tô có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, tất cả những khâu chuẩn bị nguyên liệu, chế biến thường khiến nhiều người cảm thấy bất tiện vì gây tốn thời gian. Bên cạnh đó, một số trường hợp không nên dùng lá tía tô như: Người bị huyết áp thấp (trong lá tía tô có hoạt chất làm hạ huyết áp nên không phù hợp với những trường hợp này), người hay ra mồ hôi (lá tía tô có tác dụng dược tính gây ra mồ hôi nhiều, sử dụng kéo dài có thể khiến bệnh thêm trầm trọng),...
Vậy liệu có sản phẩm nào vừa giúp cải thiện tình trạng ho kéo dài, dai dẳng hiệu quả, tiện lợi, an toàn khi sử dụng không?
Tại Việt Nam, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ Fibrolysin và các thảo dược quý đã đáp ứng được mong mỏi kể trên. Sản phẩm có tác dụng:
Fibrolysin giúp chống xơ hóa, tái cấu trúc, làm giảm sự nhạy cảm của niêm mạc đường thở với các tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh, chống kích thích niêm mạc phế quản, phổi gây ho.
Vậy Fibrolysin là gì?
Fibrolysin là hỗn hợp muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM). Trong đó:
- Kẽm gluconate: Kẽm là một trong những yếu tố vi lượng có vai trò điều hòa miễn dịch, tăng sức đề kháng cho phổi, phế quản, phòng ngừa các bệnh lý viêm đường hô hấp gây ho như: Viêm phổi mạn, viêm phế quản mạn, hen suyễn,… Ở người mắc các bệnh lý này, quá trình viêm nhiễm diễn ra tại nhu mô phổi, phế quản sẽ dẫn đến sự tái cấu trúc và xơ hóa đường thở. Do đó, việc bổ sung kẽm vào cơ thể có thể giúp ngăn ngừa quá trình xơ hóa, tái cấu trúc làm giảm triệu chứng ho kéo dài do các bệnh lý viêm đường hô hấp gây ra.
- MSM (methylsulfonylmethane): MSM là hoạt chất chứa lưu huỳnh tự nhiên, có tác dụng hỗ trợ đáp ứng miễn dịch, chống oxy hóa và kháng viêm. Từ đó, giúp làm giảm tổn thương, ngăn ngừa quá trình oxy hóa các tế bào niêm mạc đường thở hiệu quả.
Như vậy, có thể thấy cơ chế chính của Fibrolysin là ức chế sự hình thành các tổ xơ hóa tại phế quản, phổi cùng quá trình tăng sinh tế bào mất kiểm soát, từ đó ngăn chặn sự hình thành các cơn ho.
Ngoài Fibrolysin, sản phẩm còn kết hợp nhiều thành phần khác như:
- Chiết xuất xạ đen, xạ can, tạo giác có tác dụng như kháng sinh thực vật, giúp kháng viêm, kháng khuẩn và chống lại sự nhiễm trùng tại đường hô hấp gây ra các cơn ho dai dẳng.
- Chiết xuất nhũ hương, bán biên liên hỗ trợ cải thiện triệu chứng khó thở, ho do các bệnh viêm đường hô hấp gây nên.
- Yếu tố vi lượng selen và iod giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và ngăn chặn các bệnh viêm đường hô hấp tái phát gây ho.
Mong rằng với những thông tin trên đã giúp bạn đọc biết thêm về các cách trị ho bằng lá tía tô. Để tiện cho việc sử dụng và nâng cao hiệu quả điều trị, phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp gây ho một cách an toàn, hiệu quả, hãy kết hợp sử dụng sản phẩm có chứa Fibrolysin mỗi ngày, bạn nhé!