HO KHÔNG CÓ ĐỜM là biểu hiện của bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Ho không có đờm kéo dài dai dẳng thường khiến người mắc cảm thấy khó chịu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần. Vậy nguyên nhân gây ho không có đờm là gì? Đây là triệu chứng của những căn bệnh hô hấp nào? Làm sao để cải thiện tình trạng ho không có đờm an toàn, hiệu quả? Để có câu trả lời chính xác, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ho không có đờm

Ho không có đờm (hay ho khan) là một phản xạ tốt của cơ thể giúp loại bỏ vi khuẩn, virus, bụi bẩn,... ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, ho kéo dài thường gây ra nhiều mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người mắc. Có rất nhiều yếu tố khiến chúng ta gặp phải các cơn ho không có đờm như:

- Hút và hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài.

- Không khí lạnh, khô.

- Ô nhiễm không khí, khói bụi từ các phương tiện đi lại.

- Do hít phải hóa chất độc hại như: Sulfur dioxide, nitric oxide,...

Mặc dù, có rất nhiều yếu tố gây viêm đường hô hấp làm xuất hiện tình trạng ho không có đờm, tuy nhiên, gần đây các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chính là do tái cấu trúc đường thở. Điều này được lý giải như sau: Khi phổi, phế quản bị các tác nhân có hại như: Vi khuẩn, virus, khói bụi,... xâm nhập vào đường thở, lâu ngày sẽ làm cho niêm mạc hô hấp bị tổn thương, xơ sẹo, tái cấu trúc. Lúc này, thành phế quản, phổi dày lên, khí đọng lại bên trong phế nang, kích thích tế bào hô hấp gây ho kéo dài, dai dẳng. Mặt khác, tái cấu trúc đường thở cũng làm cho hệ miễn dịch hô hấp bị suy giảm, tạo điều kiện cho các bệnh hô hấp tái phát, khiến người mắc gặp phải tình trạng ho không có đờm kéo dài.

Ho không có đờm là biểu hiện của những bệnh hô hấp nào?

Ho không đờm kéo dài có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em và người cao tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao, nhất là khi thời tiết thay đổi. Đây là triệu chứng của nhiều bệnh viêm đường hô hấp khác nhau như:

- Viêm thanh quản.

- Viêm phế quản.

- Viêm phổi.

- Xơ hóa phổi.

- Phù phổi bán cấp.

- Lao phổi.

- Tràn dịch màng phổi.

- Ung thư phế quản, phổi (thường gặp ở người hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm).

>>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Nguyên nhân gây ho, khó thở về đêm là gì?

Ho không có đờm kéo dài - Làm sao để cải thiện?

Ho không có đờm kéo dài thường gây ra nhiều phiền phức, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần của người mắc. Để cải thiện tình trạng ho, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp sau:

Sử dụng thuốc tây y

Để cải thiện các cơn ho kéo dài, dai dẳng, trong tây y, chuyên gia thường cho người mắc sử dụng một số thuốc sau:

- Giảm ho.

- Thuốc kháng sinh, chống viêm (khi bị nhiễm trùng đường hô hấp).

- Thuốc chống dị ứng (khi xuất hiện tình trạng ngứa cổ mắc kèm).

- Thuốc giãn phế quản (khi người bệnh bị ho kèm khó thở).

Mặc dù thuốc tây y giúp làm giảm triệu chứng của bệnh ở giai đoạn nặng, tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên người mắc không nên sử dụng kéo dài bởi chúng còn tồn tại nhiều bất cập như:

+ Nhờn thuốc: Việc tự ý sử dụng kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm trùng đường thở sẽ dẫn đến nhờn thuốc. Hậu quả là làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, các cơn ho kéo dài, dai dẳng hơn.

+ Các loại thuốc hiện nay chưa tác động được vào nguyên nhân cốt lõi gây ho đó là tái cấu trúc đường thở, khiến cho tình trạng bệnh chỉ hết tạm thời và rất dễ tái phát.

+ Gây ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày: Đa phần thuốc điều trị các bệnh viêm đường hô hấp thường gây tăng tiết dịch vị, dẫn đến hiện tượng trào ngược lên thực quản, đốt cháy tế bào niêm mạc, gây ho kéo dài, không dứt.

Sử dụng thảo dược:

Để cải thiện các cơn ho không có đờm kéo dài, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, người mắc có thể áp dụng những phương pháp sau để làm giảm tần suất và mức độ ho:

- Củ cải và mật ong: Củ cải đem nạo sạch vỏ và vắt lấy nước, sau đó trộn với mật ong. Với 500g củ cải, bạn chỉ cần cho 50ml mật ong là đủ. Bạn nên uống hỗn hợp này mỗi ngày 2 lần đến khi hết ho.

- Điều trị ho khan bằng nước vo gạo và rau diếp cá: Lấy một nắm lá rau diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn. Nấu chín cùng nước vo gạo, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Đổ ra chén và uống khi còn ấm.

Sử dụng thảo dược trị ho có ưu điểm là an toàn, ít gây tác dụng phụ. Ngoài ra, đa số các thảo dược này đều là “cây nhà lá vườn”, có sẵn trong mỗi gia đình nên giá thành rẻ, ít tốn kém.

Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại một số nhược điểm, chẳng hạn như: Tốn thời gian chuẩn bị nên không phù hợp với những người bận rộn; Mùi vị khó uống; Nguyên liệu không đảm bảo chất lượng (tồn dư thuốc bảo vệ thực vật); Tác dụng chậm do hàm lượng hoạt chất thấp,… Vậy đâu là giải pháp an toàn và hiệu quả hơn cho người bị ho không có đờm?

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.