Ho, khó thở về đêm là biểu hiện của nhiều căn bệnh hô hấp khác nhau. Tình trạng này thường kéo dài, dai dẳng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần của người mắc. Vậy tại sao người bệnh thường bị ho, khó thở về đêm? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này an toàn, hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây ho khó thở về đêm là gì?
Ho, khó thở về đêm thường gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người mắc. Có rất nhiều nguyên nhân gây ho, khó thở, dưới đây là một số yếu tố thường gặp:
- Khói thuốc lá: Những người hút thuốc lâu năm thường gặp phải các căn bệnh viêm đường hô hấp gây ho, khó thở kéo dài. Tình trạng này thường lặp đi, lặp lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc.
- Tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong một thời gian dài: Công nhân làm việc trong nhà máy than đá, dầu mỏ, sản xuất xi măng, gạch ngói,... thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi và hóa chất. Các tác nhân khi xâm nhập vào đường thở, lâu ngày sẽ làm cho phổi, phế quản bị viêm gây ho, khó thở kéo dài.
- Do nhiệt độ thay đổi: Vào ban đêm, nhiệt độ thường thấp, nếu người bệnh không giữ ấm cơ thể sẽ dễ gặp phải các căn bệnh viêm phổi, viêm phế quản gây ho, khó thở kéo dài.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho, khó thở kéo dài về đêm tuy nhiên gần đây, các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân cốt lõi là do tái cấu trúc đường thở. Điều này được giải thích như sau: Khi các yếu tố như: Khói thuốc lá, độ ẩm, nhiệt độ thay đổi, bụi bẩn, hóa chất độc hại xâm nhập vào đường thở gây viêm, nhiễm trùng. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ làm cho các niêm mạc phổi, phế quản bị tổn thương trầm trọng và dần trở nên xơ sẹo (tái cấu trúc). Hậu quả là làm cho thành phế quản dày lên, đường kính lòng ống bị thu hẹp, người bệnh hít vào không đủ, thở ra không hết gây khó thở kéo dài. Bên cạnh đó, tái cấu trúc đường thở còn làm cho niêm mạc phổi, phế quản tăng nhạy cảm với các tác nhân có hại (bụi bẩn, vi khuẩn, virus,...) khiến người bệnh ho khan hoặc ho có đờm.
Làm sao để cải thiện hiệu quả tình trạng ho, khó thở về đêm?
Ho, khó thở về đêm thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, người mắc có thể áp dụng một số cách dưới đây:
Sử dụng thuốc
Thuốc tây y thường được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp gây ho, khó thở vào ban đêm đó là: Kháng sinh, chống viêm, giãn phế quản,... Tuy các loại thuốc này có thể làm giảm nhanh triệu chứng của bệnh nhưng chưa tác động được vào nguyên nhân “cốt lõi” đó là tái cấu trúc đường thở. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc tây y còn gây ra nhiều tác dụng phụ như: Ảnh hưởng đến chức năng gan thận, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, kháng thuốc,...
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Sử dụng các bài thuốc dân gian để cải thiện tình trạng ho, khó thở về đêm là phương pháp được rất nhiều người biết đến và áp dụng. Những bài thuốc thường có thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc. Dưới đây là một số bài thuốc giúp cải thiện các cơn ho, khó thở:
Gừng chưng đường phèn: Gừng đem rửa sạch thái thành lát mỏng rồi cho vào bát cùng một ít đường phèn, chưng cách thủy khoảng 15 phút, sau đó lấy ra sử dụng. Mỗi ngày người bệnh nên dùng hỗn hợp để ngậm từ 2- 3 lần..
Hẹ hấp mật ong: Hẹ rửa sạch trộn với một ít mật ong đem hấp cách thủy. Đợi đến khi hỗn hợp chín nhuyễn thì chắt lấy nước để sử dụng. Người bệnh sử dụng hỗn hợp này mỗi ngày để cải thiện các cơn ho, khó thở.
Xông hơi bằng thảo dược: Lá bạch đàn đem đun sôi với nước rồi sử dụng để xông hơi sẽ giúp thư giãn các cơ hô hấp, ngăn ngừa tình trạng ho, khó thở về đêm rất hiệu quả.