Ngứa họng ho khan cảnh báo bệnh gì? Cách điều trị tại nhà

Ngứa họng ho khan là tình trạng thường gặp khi thời tiết giao mùa, trời lạnh, hanh khô gây đau, rát họng, khản tiếng và cảm giác khó chịu. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm của cơ thể. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về vấn đề này và cách điều trị ngứa họng ho khan tại nhà hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Ngứa họng ho khan là gì?

Ho là phản xạ có lợi của cơ thể, giúp loại bỏ các tác nhân gây hại xâm nhập vào đường thở. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài, gây ngứa họng ho khan sẽ tạo cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Ngứa họng ho khan là tình trạng ho thành từng cơn liên tục không dứt. Các cơn ho tăng lên khi uống nước lạnh, nói nhiều, ho khan về đêm. Đi kèm với đó là cảm giác khô, ngứa họng, ho khan ngứa rát cổ, khản tiếng, đau khi nói hoặc nuốt thức ăn, sưng hạch bạch huyết. 

Tình trạng ho ngứa họng xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi và gây ảnh hưởng lớn tới công việc, học tập và sức khỏe. Đây cũng là biểu hiện đặc trưng của nhiều bệnh lý khác trong cơ thể, đặc biệt các bệnh liên quan đến đường hô hấp. 

ngua-hong-ho-khan-gay-dau-rat-hong-khan-tieng-sung-hach-bach-huyet

Ngứa họng ho khan gây đau rát họng, khàn tiếng, sưng hạch bạch huyết

>>> XEM THÊM: Ho rát họng và cách chữa hiệu quả cho bạn - Đừng bỏ lỡ!

Các nguyên nhân khiến bạn bị ngứa họng ho khan

Những tác nhân dị ứng khiến cổ họng ngứa ngáy, sưng, đau rát thường được biết đến là nguyên nhân chính gây ra ngứa họng ho khan. Tuy nhiên thực tế, ngứa họng ho khan do nhiều nguyên nhân khác nhau từ môi trường tới bệnh lý của cơ thể. 

Tác nhân từ môi trường

Các tác nhân có hại từ môi trường là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa họng ho khan. Với kích thước nhỏ, chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào hệ hô hấp gây dị ứng, kích thích đường thở, từ đó dẫn đến ngứa họng, ho kéo dài. Một số tác nhân gây ngứa họng ho khan thường gặp ngoài môi trường bao gồm: 

  • Các dị vật trong không khí: Phấn hoa, bụi vải, bụi mịn, lông động vật,… 
  • Khói thuốc lá và khí than tổ ong. 
  • Khói bụi, khí thải từ phương tiện giao thông, ô nhiễm môi trường,… 
  • Không khí lạnh, độ ẩm thấp khiến cổ họng khô rát, dễ bị kích ứng. 

Bệnh lý của cơ thể

Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh từ môi trường, nhiều bệnh lý trong cơ thể cũng có thể gây nên tình trạng ngứa họng ho khan: 

  • Suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập, gây kích ứng, ho, ngứa họng kéo dài. 
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD), khiến axit dịch vị tràn lên đường thở, gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp. Theo thống kê, có tới 75% người mắc trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện các triệu chứng ho, ngứa họng, đau rát cổ họng. 
  • Các bệnh lý đường hô hấp khác: Hen suyễn, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, cảm cúm,... Tình trạng này khiến đường thở thường xuyên bị kích thích gây ho kéo dài, đặc biệt là trong các đợt cấp của bệnh. 

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-(gerd)-co-the-gay-ngua-hong-ho-khan

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể gây ngứa họng ho khan

Đặc điểm nghề nghiệp

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, đặc điểm nghề nghiệp, môi trường làm việc cũng có thể gây ngứa họng ho khan và nhiều bệnh lý đường hô hấp khác, cụ thể:  

  • Người thường xuyên phải nói nhiều, liên tục: Giáo viên, nhân viên chăm sóc khách hàng, người dẫn chương trình,... Việc nói to, liên tục khiến cổ họng phải thường xuyên hoạt động quá mức, gây ngứa rát cổ họng, ho kéo dài, thậm chí khiến khàn tiếng, mất giọng. 
  • Nhân viên thường xuyên phải làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi: Bụi vải, bụi gỗ, bụi kim loại,… gây tổn thương niêm mạc, ngứa họng ho khan kéo dài và các bệnh lý đường hô hấp mạn tính. 

Ngứa họng ho khan có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào?

Tình trạng ngứa họng ho khan kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý trong cơ thể: 

  • Bệnh cảm cúm, cảm lạnh, nếu các triệu chứng ngứa họng ho khan đi kèm chảy nước mũi, hắt hơi, nhức đầu, đau nhức cơ. 
  • Bệnh lý mạn tính đường hô hấp: Hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn tính,... Các bệnh này khiến đường thở thường xuyên bị tắc nghẽn, viêm, sưng gây ho ngứa họng kéo dài đi kèm khó thở, thở khò khè, đau tức ngực. 
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) nếu ngứa họng ho khan đi kèm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng ngực, cổ họng. 

ngua-hong-ho-khan-keo-dai-co-the-la-trieu-chung-cua-cac-benh-ly-duong-ho-hap-man-tinh

Ngứa họng ho khan kéo dài có thể là triệu chứng của các bệnh lý đường hô hấp mạn tính

>>> XEM THÊM: Ho nhiều, khó thở uống thuốc gì? Câu trả lời có tại đây

Cách điều trị ngứa họng ho khan tại nhà đơn giản, hiệu quả

Ngứa họng ho khan kéo dài có thể gây xơ hóa, tái cấu trúc đường thở và giảm chức năng hô hấp. Đây được xem là nguyên nhân sâu xa gây nhiều bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm khác: Viêm họng mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính,... Do đó, mọi người cần có biện pháp chữa ngứa họng ho khan tại nhà để điều trị dứt điểm bệnh và tránh biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. 

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt phù hợp

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong điều trị ngứa họng ho khan đó là thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, người mắc ngứa họng ho khan cần lưu ý: 

  • Tránh xa các nguyên nhân gây bệnh: Khói bụi, khói thuốc lá, khí độc hại,... 
  • Nên đeo khẩu trang để giữ ấm và bảo vệ đường thở khỏi các tác nhân gây hại. 
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. 
  • Thường xuyên vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để loại bỏ các tác nhân: Khói bụi, vi khuẩn xâm nhập vào đường thở. 
  • Khi ngứa họng ho khan kéo dài, bạn nên ăn các thực phẩm mềm và ấm: Súp nóng, cháo, trà nóng,... và thực phẩm bổ sung vitamin C. Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn lạnh, chứa caffeine. 

suc-mieng-bang-nuoc-muoi-hoac-nuoc-suc-mieng-giup-ngan-ngua-ngua-hong-ho-khan

Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng giúp ngăn ngừa ngứa họng ho khan

Chữa ngứa họng ho khan bằng bài thuốc dân gian

Tình trạng ho, ngứa họng kéo dài cũng có thể được cải thiện hiệu quả nhờ các bài thuốc dân gian từ thảo dược tự nhiên. Đây là phương pháp giảm ho, ngứa họng rất tốt, dễ thực hiện lại rất an toàn với sức khỏe. Một số bài thuốc chữa ngứa họng ho khan hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo: 

  • Trị ho ngứa họng ho khan bằng mật ong: Trà gừng mật ong, siro chanh mật ong. Tốt nhất bạn nên uống vào buổi sáng và khi trà còn nóng. Trong mật ong có chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt cho sức khỏe. Sử dụng trà gừng mật ong giúp làm dịu nhanh cảm giác ho, ngứa rát cổ họng và nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả. 
  • Sản phẩm chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên: Tạo giác, bán biên liên, xạ đen, xạ can, nhũ hương,... Theo đông y, các thảo dược này đều có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ giảm những triệu chứng ho, ngứa họng, đau rát cổ họng hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm thảo dược còn chứa thành phần Fibrolysin giúp ngăn chặn quá trình xơ hóa, tái cấu trúc đường thở. Fibrolysin còn được nghiên cứu tại Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới chứng minh giúp làm giảm triệu chứng của viêm mạn tính ở phổi, nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch của phổi, phế quản. Từ đó vừa giảm các triệu chứng ngứa họng ho khan kéo dài, vừa bảo vệ đường thở, giảm biến chứng và phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp. 

cac-thao-duoc-tu-nhien-giup-giam-ngua-hong-ho-khan-tai-nha-hieu-qua

Các thảo dược tự nhiên giúp giảm ngứa họng ho khan tại nhà hiệu quả

Ngứa họng ho khan là bệnh rất thường gặp, có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý của cơ thể. Do đó, bạn cần chủ động có biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. 

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần Fibrolysin, xạ can, xạ đen, nhũ hương,... để cải thiện tình trạng ngứa họng ho khan. Nếu vẫn còn câu hỏi, bạn có thể để lại số điện thoại dưới phần bình luận, các chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.verywellhealth.com/itchy-throat-allergies-5205072 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/319802#summary 

https://www.healthline.com/health/itchy-throat#prevention

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.