Những điều cần biết về ho có đờm kéo dài và cách phòng tránh

Ho có đờm là bệnh lý đường hô hấp phổ biến, gây khó thở, bít tắc đường thở, đau rát họng. Ho có đờm kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý mạn tính đường hô hấp và ảnh hưởng tới sức khỏe, chức năng hô hấp. Vì vậy, cập nhật các kiến thức về bệnh và biết cách phòng tránh, điều trị ho có đờm tại nhà sẽ giúp điều trị dứt điểm bệnh và bảo vệ sức khỏe tốt nhất. 

Ho có đờm kéo dài do nguyên nhân nào?

Ho là phản xạ thường gặp của cơ thể, là biện pháp bảo vệ đường thở khỏi các dị vật xâm nhập từ môi trường. Ho gồm hai dạng chính là ho khan và ho có đờm. Trong đó, ho có đờm thường đặc trưng bởi các bệnh lý viêm đường hô hấp cấp, mạn tính.

ho-co-dom-la-trieu-chung-dac-trung-cua-cac-benh-viem-duong-ho-hap-cap-man-tinh

Ho có đờm là triệu chứng đặc trưng của các bệnh viêm đường hô hấp cấp, mạn tính

Tùy trường hợp, đờm có đặc điểm khác nhau đặc trưng cho tình trạng bệnh: Đờm trong, đờm màu trắng đục, xanh lá cây,... Thành phần chính trong đờm chủ yếu là dịch tiết đường hô hấp, các chất nhày, xác bạch cầu (mủ viêm), có thể có tế bào hồng cầu. Các nguyên nhân gây ho có đờm kéo dài cũng rất khác nhau: 

Tác nhân từ môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài luôn tiềm ẩn nhiều tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp. Một số tác nhân gây ho có đờm kéo dài từ môi trường bao gồm: 

  • Vi khuẩn, virus từ môi trường, thường gây ho có đờm ở trẻ nhỏ. Tác nhân này xâm nhập gây viêm, sưng đường thở và tăng tiết dịch, tạo phản xạ ho có đờm đặc, đờm mủ. 
  • Khói bụi, ô nhiễm không khí là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý đường hô hấp, trong đó có ho đờm kéo dài. 
  • Khói thuốc lá chứa hơn 4000 chất hóa học gây tổn thương hệ hô hấp, suy giảm khả năng thông khí của phổi. Khói thuốc lá là nguyên nhân gây nhiều bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm: Ho có đờm kéo dài, viêm phổi, ung thư phổi,... 

Các bệnh lý của cơ thể

Bên cạnh các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài, ho có đờm kéo dài còn là hậu quả của nhiều bệnh lý của cơ thể: 

  • Viêm phế quản cấp hoặc mạn tính: Khiến đường thở sưng, tăng tiết dịch, gây phản xạ ho có đờm đặc, kéo dài thành từng đợt theo tình trạng tái phát của bệnh. 
  • Viêm phổi: Khiến các phế nang chứa đầy dịch và mủ. Tình trạng này kích thích phản xạ ho, gây ho có đờm đặc màu xanh hoặc vàng. 
  • Viêm xoang: Các chất nhầy từ xoang mũi có thể chảy xuống phần họng gây ho có đờm. 
  • Giãn phế quản: Khiến các ống phế quản dày lên, tăng tiết nhầy gây ho có đờm đặc. 

ho-dom-keo-dai-co-the-do-nhieu-tac-nhan-tu-moi-truong-hoac-benh-ly-cua-co-the

Ho đờm kéo dài có thể do nhiều tác nhân từ môi trường hoặc bệnh lý của cơ thể

>>> XEM THÊM: Triệu chứng ho khan là biểu hiện của bệnh gì? Xem ngay!

Ho có đờm kéo dài nguy hiểm không?

Thông thường, nếu được chăm sóc đúng cách, ho có đờm có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho đờm mà kéo dài có thể gây một số biến chứng: 

  • Xơ hóa, tái cấu trúc đường thở, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch và giảm khả năng thông khí. Tình trạng này nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến nhiều bệnh đường hô hấp mạn tính: Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD, viêm phế quản mạn tính,... Lâu dần làm ảnh hưởng tới chức năng hô hấp và sức khỏe của cơ thể. 
  • Xuất huyết niêm mạc đường thở: Gây ho có đờm màu hồng, ho ra máu, tổn thương niêm mạc đường hô hấp. 

Ngoài các biến chứng kể trên, nếu tình trạng ho có đờm kéo dài trên 2 tuần hoặc thường xuyên tái phát có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý: 

  • Bệnh hen suyễn: Nếu ho có đờm liên tục thành đợt cấp, đi kèm tắc nghẽn đường thở, cảm giác khó thở, bó chặt lồng ngực. 
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Nếu tình trạng ho có đờm thường xuyên tái phát, ho có đờm đục đi kèm khó thở, thở khò khè, da và niêm mạc xanh tái do giảm thông khí. Bệnh lý này đặc biệt phổ biến với những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm không khí. 
  • Viêm phổi, viêm phế quản: Nếu ho có đờm màu xanh, đờm vàng đi kèm sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, khó thở.  

ho-co-dom-keo-dai-co-the-gay-nhieu-bien-chung-nguy-hiem-tren-he-ho-hap

Ho có đờm kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm trên hệ hô hấp 

Cách trị ho có đờm kéo dài tại nhà hiệu quả

Ho có đờm thường được cho là bệnh cảm cúm thông thường và không được quan tâm đúng cách. Tuy nhiên, tình trạng ho có đờm kéo dài, không điều trị dứt điểm có thể gây nhiều bệnh lý và biến chứng nguy hiểm. Vì thế, cách chăm sóc và điều trị ho có đờm tại nhà là rất quan trọng. 

Loại bỏ các tác nhân gây bệnh

Để điều trị ho có đờm kéo dài hiệu quả thì bước đầu tiên là cần loại bỏ các tác nhân gây bệnh: 

  • Súc miệng, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch nước súc miệng. Như vậy sẽ giúp loại bỏ các dị vật xâm nhập, đặc biệt là vi khuẩn, virus gây bệnh và giảm đờm. 
  • Tránh xa khói thuốc lá, nơi có nhiều khói bụi, ô nhiễm môi trường, giúp bảo vệ hệ hô hấp tốt nhất. 
  • Làm sạch và giữ không khí trong môi trường sống có độ ẩm thích hợp. Phương pháp này giúp loại bỏ các dị vật trong không khí, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho hệ hô hấp, giảm kích ứng. 

Thuốc trị ho có đờm

Trong trường hợp ho có đờm kéo dài gây đau rát họng, bít tắc đường thở, người bệnh có thể sử dụng thêm một số thuốc trị ho có đờm: 

  • Thuốc long đờm, tiêu đờm: Acetylcystein, bromhexin,... giúp giảm đờm, giảm cảm giác khó thở.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp người bệnh mắc ho có đờm kéo dài do vi khuẩn. Đặc biệt hiệu quả với ho có đờm kéo dài ở trẻ em mắc viêm phổi, viêm phế quản do vi khuẩn. 
  • Thuốc kháng viêm, giảm đau: Acetaminophen, ibuprofen,... Nhóm thuốc này giúp giảm bớt các triệu chứng của viêm đường thở, giảm đau cơ, đau tức ngực. 
  • Thuốc giãn phế quản: Salbutamol, salmeterol,... sử dụng cho người mắc ho có đờm do các bệnh lý mạn tính đường hô hấp như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,... 

Lưu ý: Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng thuốc. 

su-dung-thuoc-giup-giam-cac-trieu-chung-cua-ho-co-dom

Sử dụng thuốc giúp giảm các triệu chứng của ho có đờm

Trị ho có đờm kéo dài bằng dược liệu thiên nhiên

Ngoài các biện pháp điều trị kể trên, chữa ho có đờm bằng dược liệu thiên nhiên là phương pháp được nhiều người sử dụng, đặc biệt là ho có đờm ở trẻ nhỏ. Biện pháp này giúp giảm ho, ho có đờm hiệu quả mà rất an toàn, không cần sử dụng đến thuốc tây hoặc thuốc kháng sinh. 

  • Húng chanh chữa ho có đờm ở trẻ nhỏ: Đây là bài thuốc dân gian chữa ho khan, ho có đờm hiệu quả và đơn giản. Húng chanh có thể hấp cùng mật ong hoặc đường phèn, dùng để ngậm ho hoặc uống trực tiếp. Các tinh dầu trong húng chanh sẽ giúp làm dịu họng, giảm kích ứng và tiêu đờm. 
  • Quả chanh có thể ngâm với mật ong, gừng hoặc nướng sơ với một chút muối. Trong chanh chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp giảm triệu chứng viêm, giảm ho có đờm hiệu quả. 
  • Sản phẩm chiết xuất từ thảo dược: Xạ đen, xạ can, nhũ hương, bán biên liên, tạo giác,... Các dược liệu này có tác dụng giảm ho, giảm viêm, do đó giúp giảm triệu chứng của ho có đờm kéo dài. Ngoài ra, trong sản phẩm còn được bổ sung thêm thành phần Fibrolysin, sodium selenite, potassium iodide. Các thành phần này đã được nghiên cứu có tác dụng làm loãng đờm, long đờm và bảo vệ niêm mạc đường thở. Nhờ đó, sản phẩm vừa giúp giảm ho, long đờm, vừa là biện pháp bảo vệ niêm mạc đường thở, giảm các biến chứng nguy hiểm. 

cac-thao-duoc-thien-nhien-ho-tro-giam-trieu-chung-ho-co-dom

Các thảo dược thiên nhiên hỗ trợ giảm triệu chứng ho có đờm

>>> XEM THÊM: Ho rát họng và cách chữa hiệu quả cho bạn - Đừng bỏ lỡ!

Những lưu ý giúp phòng ngừa ho có đờm hiệu quả

Để phòng ngừa dứt điểm ho có đờm, ngăn bệnh tái phát, người bệnh cần lưu ý: 

  • Với các bệnh mạn tính đường hô hấp: Viêm họng mạn tính, viêm phế quản mạn tính,... Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị để kiểm soát tốt bệnh, giảm các triệu chứng ho, ho có đờm, khó thở. 
  • Luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh tật. 
  • Đeo khẩu trang và giữ ấm đường thở khi ra ngoài, hạn chế tối đa sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh vào hệ hô hấp. 
  • Ưu tiên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, thực phẩm giàu chất xơ,... giúp nâng cao hệ miễn dịch, kháng viêm và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp, ho có đờm. 
  • Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh xa các yếu tố nguy cơ: Khói bụi, khói thuốc lá,... 
  • Hạn chế ăn, uống các thực phẩm lạnh có thể gây viêm họng, ho, dẫn đến ho có đờm.

Khi nào mắc ho có đờm kéo dài cần nhập viện?

Mặc dù ho đờm có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần, tuy nhiên ho có đờm kéo dài vẫn tiềm ẩn nhiều tác động xấu tới sức khỏe. Trường hợp người bệnh mắc ho có đờm kéo dài trên 2 tuần hoặc xuất hiện các triệu chứng: 

  • Ho có đờm đi kèm sốt cao trên 38 độ C kéo dài. 
  • Khó thở, thở khò khè, đau tức ngực, mệt mỏi. 
  • Da, niêm mạc xanh tái, thở gấp. 
  • Ho có đờm màu hồng, ho ra máu. 

Các dấu hiệu này cho thấy tình trạng ho có đờm đang tiến triển nặng hoặc đã xuất hiện những biến chứng trên hệ hô hấp. Do đó, người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị đúng cách. 

can-nhap-vien-neu-ho-co-dom-keo-dai-kem-sot-cao-kho-tho-met-moi

Cần nhập viện nếu ho có đờm kéo dài, kèm sốt cao, khó thở, mệt mỏi

Các phương pháp điều trị ho có đờm tại nhà có vai trò rất quan trọng trong giảm triệu chứng và biến chứng của bệnh. Chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ giúp giảm ho có đờm nhanh chóng, bảo vệ sức khỏe và hệ hô hấp tốt nhất. Trong trường hợp ho đờm kéo dài không đỡ, người bệnh có thể sử dụng kết hợp với sản phẩm chiết xuất từ thảo dược hoặc để lại câu hỏi và số điện thoại dưới bài viết để được tư vấn chi tiết. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/lung/lung-diseases-overview 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/327442#when-to-see-a-doctor

https://www.healthline.com/health/wet-cough#seeking-medical-help 

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.