Bạn cần làm gì để phòng tránh cơn hen suyễn bùng phát?

Hen suyễn là một bệnh lý viêm đường hô hấp mạn tính thường gặp ở nhiều người. Các cơn hen có thể xuất hiện nếu chẳng may bạn tiếp xúc với bất kỳ một yếu tố kích ứng nào, bao gồm cả trong việc ăn uống hàng ngày. Vậy phải làm thế nào nếu bạn xuất hiện cơn hen suyễn sau khi ăn?

Nguyên nhân gây kích ứng cơn hen suyễn là do đâu?

Hen suyễn là tình trạng viêm đường hô hấp mạn tính. Ở người bệnh hen suyễn, niêm mạc ống phế quản liên tục bị viêm và rất dễ bị kích ứng nếu có tác nhân xâm nhập từ môi trường bên ngoài.

>>>Xem thêm: Điều gì gây ra cơn ho khan về đêm? Cách điều trị ho tại nhà như thế nào?

Các tác nhân gây kích ứng cơn hen thường gặp là: Khói thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm không khí, hơi hóa chất, các vi sinh vật gây bệnh hô hấp, phấn hoa, lông thú vật,… Bên cạnh những yếu tố này, thì vấn đề ăn uống hàng ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn hen. Trong nhiều trường hợp, cơn ho hen xảy ra ngay do những tác nhân sau:

  • Trào ngược acid dạ dày – thực quản;
  • Do ăn các thực phẩm béo, nhiều gia vị cay (tiêu, ớt, mù tạt,…);
  • Do thức uống chứa chất kích thích (rượu, bia, cà phê,…);
  • Do một số loại hải sản gây dị ứng như tôm, cua, cá;
  • Do một số loại hạt như đậu phộng, đậu nành,…

Bạn nên làm gì nếu cơn hen suyễn xuất hiện sau khi ăn?

Dấu hiệu thường gặp của một cơn hen suyễn là tình trạng ho, khó thở, thở khò khè hoặc thở hổn hển, đôi khi kèm theo cảm giác mệt mỏi. Bởi vậy, nếu bạn thường gặp các cơn ho hen sau khi ăn, hoặc trong mọi hoạt động thường ngày thi hãy thực hiện những cách dưới đây:

Dùng thuốc điều trị hen suyễn: Các loại thuốc để điều trị với bệnh hen suyễn bao gồm thuốc chống viêm, thuốc chống dị ứng và thuốc giãn phế quản. Chúng đều có tác dụng làm giãn đường thở, giúp sự lưu thông khí diễn ra bình thường. Trong trường hợp cơn hen cấp thín bùng phát đột ngột, bạn nên ưu tiên thuốc cắt cơn hen dạng hít để làm dịu đường thở nhanh hơn.

Áp dụng liệu trình dùng thuốc và thay đổi lối sống để kiểm soát bệnh hen:

- Dùng các thuốc dự phòng điều trị cơn hen suyễn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ;

- Thường xuyên mang theo thuốc cắt cơn hen dạng hít nếu bạn phải tham gia các hoạt động thể chất;

- Hạn chế việc tiếp xúc với các chất kích ứng như: Bụi từ môi trường, phấn hoa, lông thú cưng, nấm mốc, một số thực phẩm nhất định mà bạn bị dị ứng;

- Tập các liệu pháp giúp ổn định tâm lý, kiểm soát cảm xúc để làm giảm sự có mặt của cơn hen;

- Tập luyện thể lực, chơi thể thao để tăng cường sức khỏe và tăng chức năng, dung tích phổi;

- Tập các kỹ thuật thở như: Thở mím môi, thở cơ hoành,... để điều hòa nhịp thở của cơ thể;

- Giữ không khí trong nhà ở hoặc trong không gian phòng ngủ sạch sẽ, đảm bảo duy trì độ ẩm thích hợp, tránh không khí quá khô gây kích ứng niêm mạc mũi và giúp làm giảm bớt cơn ho, đặc biệt với ho hen về đê,;

- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường miễn dịch cho cơ thể, đặc biệt là miễn dịch hô hấp;

- Bổ sung các thảo dược hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn như: Gừng, mật ong, chanh, nhũ hương,...

- Áp dụng liệu pháp xông hơi nước hoặc tinh dầu thảo dược để làm ấm, làm ẩm niêm mạc đường thở,...

Bên cạnh đó, để giúp làm giảm cơn ho hen và phòng ngừa sau đó, người bệnh cũng nên kết hợp dùng thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp có nguồn gốc từ thảo dược.

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.