Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên, gây ra các biểu hiện mắc kèm như: Sốt nhẹ, viêm mũi họng và đặc biệt là ho thường xuyên. Nguyên nhân gây viêm phế quản thường gặp là do vi khuẩn, virus. Để phòng và điều trị bệnh, nhiều người có xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Ngày nay, một trong những thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang được giới chuyên gia đánh cao và mạng lại hiệu quả tốt.
Ho do viêm phế quản là gì?
Theo định nghĩa chuyên khoa, viêm phế quản là tình trạng lớp niêm mạc của các ống phế quản bị viêm, phù nề kích thích đường thở, biểu hiện bằng các cơn ho.
Người bị viêm phế quản thường khởi phát bằng viêm long đường hô hấp trên với các biểu hiện: Ho kéo dài, Sốt nhẹ, viêm mũi họng (hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng), có thể viêm mũi mủ, viêm xoang, viêm amidan… sau đó lan xuống khí - phế quản.
Người mắc viêm phế quản thường ho khan, có khi ho ông ổng, ho nhiều từng cơn, dai dẳng, cảm giác rát bỏng sau xương ức, khàn tiếng.
Phân loại viêm phế quản
Viêm phế quản được chia thành 2 loại, bao gồm viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính.
Viêm phế quản cấp tính
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 90% tác nhân gây viêm phế quản cấp tính bắt nguồn từ virus. Một số loại virus thường gặp có thể kể đến là virus cúm cúm, virus H5N1, virus đại thực bào đường hô hấp, các chủng herpes virus… 10% còn lại được gán cho sự tấn công, làm ổ của các loại vi khuẩn trong đường phế quản.
Viêm phế quản mạn
Viêm phế quản mạn chủ yếu xuất hiện ở những người hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm, gây nhiễm trùng trầm trọng đường phế quản. Mặt khác, những người thường xuyên mắc viêm phế quản cấp nhưng không điều trị tận gốc, về lâu về dài cũng tiến triển thành viêm phế quản mạn tính. Lúc này tổn thương của bệnh đã xuất hiện thêm ở phổi chứ không chỉ còn trong đường phế quản nữa.
>>>Xem thêm: Người bị hen suyễn nên ăn gì để giúp đẩy lùi bệnh?
Đặc điểm các cơn ho do viêm phế quản
Khi bị viêm phế quản người bệnh thường có các biểu hiện như: Ho, sốt, mệt mỏi. Tần suất và thời gian xuất hiện các cơn ho phụ thuộc vào tình trạng viêm cấp tính hay mạn tính. Cụ thể:
Viêm phế quản cấp tính
Ở những người bị viêm phế quản cấp tính, cổ họng thường tiết ra nhiều đờm, gây ra ho có đờm. Đờm có thể màu trong hoặc trắng, nếu bị bội nhiễm vi khuẩn thì sẽ có màu vàng đục hay xanh. 24 – 48 giờ sau khi mắc viêm phế quản, người bệnh bắt đầu thấy xuất hiện các dấu hiệu như cơ thể mệt mỏi, tức ngực, khó thở, sốt cao, thở khò khè và có cảm giác lạnh.
Viêm phế quản mạn
Triệu chứng ho do viêm phế quản mạn tính cũng điển hình như viêm phế quản cấp tính nhưng ở mức độ nghiêm trọng và kéo dài hơn.
- Người bệnh ho nhiều lần trong năm, mỗi lần kéo dài ít nhất 90 ngày và liên tục như vậy trong 2 năm.
- Các cơn ho thường xuất hiện vào lúc sáng sớm, đờm nhiều, chủ yếu là màu vàng đục hoặc xanh.
- Cảm thấy khó thở mỗi khi vận động gắng sức và cả khi bắt đầu ho.
- Đường phế quản bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng khó thở.
>>>Xem thêm: Ho kéo dài về đêm báo hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
Phòng các cơn ho do viêm phế quản
Việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện hiệu quả các cơn ho do viêm phế quản. Dưới đây là những biện pháp bạn có thể áp dụng:
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nhiều hoa quả và vitamin, khoáng chất,… giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể đẩy lùi virus, vi khuẩn.
- Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh miệng – mũi – họng và xịt mũi để sát khuẩn, làm sạch, thông thoáng đường thở.
- Sử dụng các thảo dược thiên nhiên giúp phòng và hỗ trợ điều trị ho.
- Đeo khẩu trang để phòng bụi bẩn, vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường hô hấp.
- Tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe, phòng các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
>>>Xem thêm: Ho nhiều đờm báo hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?