Khó thở, phải hít sâu mới thở được vì viêm phổi, viêm phế quản

Khó thở, phải hít sâu mới thở được là biểu hiện của nhiều căn bệnh viêm đường hô hấp khác nhau, trong đó có viêm phổi, viêm phế quản. Khi bị bệnh, người mắc thường cảm thấy thiếu khí, nghẹt thở, tức ngực, mệt mỏi, khổ sở vô cùng. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng khó thở phải hít sâu mới thở được do viêm phổi, viêm phế quản? Để trả lời câu hỏi này, mời bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây khó thở, phải hít sâu mới thở được trong viêm phổi, viêm phế quản

Nhiều người thắc mắc rằng: Tại sao các triệu chứng khó thở, hụt hơi, phải hít sâu mới thở được lại hay xuất hiện trong bệnh viêm phổi, viêm phế quản? Trả lời về câu hỏi này, các chuyên gia cho biết:

Phổi, phế quản là hai cơ quan hô hấp quan trọng. Khi đường thở (phổi, phế quản) bị viêm, nhiễm trùng lâu ngày sẽ làm cho tế bào niêm mạc hô hấp dần trở nên tăng sinh, tái cấu trúc, xơ sẹo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thông khí của người mắc. Cụ thể như sau:

  • Đường thở bị viêm sẽ làm cho các tế bào niêm mạc phổi, phế quản thay đổi, gây suy giảm chức năng hô hấp. Lúc này, các tế bào lành sẽ bị thay thế bằng tế bào xơ sẹo khiến cho thành phế quản, phế nang dày lên, mất khả năng đàn hồi, co giãn, gây cản trở quá trình hô hấp, vận chuyển khí oxy vào phổi, đẩy khí cacbonic ra ngoài, khiến người bệnh phải thở gắng sức (khí phế thũng), phải hít vào sâu mới thở được.

  • Như chúng ta đã biết, niêm mạc bên trong đường thở chứa các lông chuyển, có tác dụng “quét sạch” tác nhân gây hại ra khỏi phổi, phế quản và dẫn khí đến các phế nang để thực hiện quá trình hô hấp. Khi đường thở bị xơ hóa, tái cấu trúc sẽ làm cho các tế bào lông chuyển mất chức năng loại bỏ tác nhân có hại như: Vi khuẩn, virus, bụi bẩn,... làm quá trình viêm ngày càng trở nên trầm trọng, kích thích tế bào tiết chất nhầy tăng hoạt động, cản trở quá trình lưu thông khí. Điều này khiến ho đờm nhiều, khó thở nặng, cò cử, suy hô hấp.

cac-te-bao-long-chuyen-giup-lam-sach-duong-tho

Các tế bào lông chuyển giúp làm sạch đường thở.

Tệ hơn, tái cấu trúc đường thở còn làm cho hệ miễn dịch toàn trạng và hệ miễn dịch hô hấp bị suy giảm trầm trọng, khiến bệnh viêm phổi, viêm phế quản tái phát liên tục, gây ho, khó thở không hít sâu được thường xuyên.

Ảnh hưởng của khó thở, phải hít sâu mới thở được 

Khó thở, phải hít sâu mới thở được gây ra cảm giác mệt mỏi, tức ngực, chán ăn, thiếu ngủ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lao động của người bệnh. Đặc biệt, khi các cơn khó thở cấp ập đến đột ngột, nếu người bệnh không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến suy hô hấp, ảnh hưởng đến tính mạng.

Nếu khó thở, khó hít thở sâu, phải hít sâu mới thở được xảy ra trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy và giảm oxy trong máu. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời để lượng oxy cung cấp đủ cho cơ thể sẽ dẫn tới tình trạng mất nhận thức tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bên cạnh đó, khó thở, phải hít thở sâu mới thở được kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tổn thương não, bại liệt hoặc đột quỵ,...

kho-tho,-phai-hit-sau-moi-tho-duoc-co-the-gay-bien-chung-ton-thuong-nao

Khó thở, phải hít sâu mới thở được có thể gây biến chứng tổn thương não.

Cách cải thiện tình trạng khó thở, phải hít sâu mới thở được

Khó thở, phải hít sâu mới thở được gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc. Để cải thiện tình trạng này hiệu quả, người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:

Áp dụng những bài tập hít thở sâu

Bài tập hít thở sâu có thể giúp lượng không khí tràn vào phổi nhiều hơn, đồng thời cung cấp oxy vào máu. Để thực hiện bài tập này, người bị khó thở, phải hít sâu mới thở được cần thả lỏng cơ thể và hít thở sâu bằng bụng. Cách thực hiện:

  • Hít một hơi thật sâu vào bằng miệng hoặc mũi, khi đó bụng đẩy to lên chứa không khí đi vào.

  • Thở ra bằng miệng hoặc mũi, đồng thời hóp bụng lại đẩy không khí qua bụng ra ngoài.

Chú ý: Khi thực hiện bài tập này, bạn nên hít vào hết sức và thở ra bằng miệng hoặc mũi từ từ, lặp lại động tác trong vòng 5-10 phút.

bai-tap-hit-tho-sau-giup-cai-thien-tinh-trang-kho-tho,-khong-tho-duoc

Bài tập hít thở sâu giúp cải thiện tình trạng khó thở, không thở được.

Uống một ly trà gừng

Một phương pháp khác cũng rất hữu ích khi bạn gặp phải tình trạng khó thở - đó chính là uống một ly trà gừng. Bởi gừng là một vị thảo dược chứa nhiều tinh dầu, giúp thư giãn các cơ hô hấp, cải thiện chức năng thông khí của phổi.

Cách thực hiện: Lấy một nhánh gừng gọt vỏ, giã nát và cho vào một cái ly/cốc. Sau đó, thêm 100ml nước nóng vào ly/cốc và đợi khoảng 10 phút rồi sử dụng.

Sử dụng các thuốc điều trị

Đối với những người bị viêm đường hô hấp, việc sử dụng các thuốc như giãn phế quản dạng hít, uống, xịt đã trở thành những vật “bất ly thân”. Bởi khi các cơn khó thở ấp đến, nếu đường thở không được khai thông, người mắc sẽ phải đối diện với tình trạng suy hô hấp, ảnh hưởng đến tính mạng.

Mặc dù các thuốc giãn phế quản giúp cải thiện chức năng thông khí cho người bệnh trong những giai đoạn cấp, tuy nhiên nếu sử dụng kéo dài, người mắc sẽ gặp phải tác dụng phụ như: Run chân tay, nấm miệng, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, huyết áp cao, kích ứng dạ dày, suy gan, suy thận,...

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Nhìn chung, việc sử dụng thuốc tây trong điều trị các cơn khó thở chỉ nên dùng ở giai đoạn cấp. Về lâu dài, cần giảm liều và hạn chế sử dụng bởi nó gây ra nhiều tác dụng phụ. Bên cạnh đó, thuốc tây y còn chưa tác động được vào căn nguyên gây bệnh đó là tái cấu trúc đường thở, do vậy các cơn khó thở vẫn tái phát liên tục.

Do đó, người bị khó thở, phải hít thở sâu mới thở được nên sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ Fibrolysin để cải thiện tình trạng sức khỏe. Fibrolysin là hợp chất chứa muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM) có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, đồng thời cải thiện các triệu chứng ho, ho có đờm, khó thở.

san-pham-thao-duoc-giup-cai-thien-kho-tho-phai-hit-sau-moi-tho-duoc-do-viem-phoi-viem-phe-quan

Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện khó thở, phải hít sâu mới thở được do viêm phổi, viêm phế quản.

Không những vậy, sản phẩm thảo dược này còn kết hợp Fibrolysin với các thảo dược như cao Xạ can, cao Xạ đen, Nhũ hương, cao Tạo giác, cao Bán biên liên, iod, selen giúp tác dụng vào nguyên nhân sâu xa là chống tái cấu trúc, xơ hóa đường thở, ngăn ngừa sự dày lên của thành phế quản. Từ đó giúp cải thiện và ngăn ngừa khó thở tái phát do viêm phổi, viêm phế quản.

Biện pháp phòng ngừa khó thở, phải hít sâu mới thở được do viêm phổi, viêm phế quản

Muốn phòng ngừa khó thở, phải hít thở sâu mới thở được do viêm phổi, viêm phế quản gây ra thì bạn cần có một sức khỏe, sức đề kháng tốt. Để làm được điều này, bạn nên:

  • Có lối sống lành mạnh bằng cách xây dựng kế hoạch ngủ nghỉ hợp lý và áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đồng thời hạn chế ăn những thực phẩm có hại cho sức khỏe như đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống chứa cồn (rượu, bia),...

  • Không hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, khí độc hại như khí than tổ ong, khí hóa chất.

  • Tránh xa môi trường ô nhiễm và các hóa chất độc hại.

  • Giữ ấm cơ thể trong mùa đông, đặc biệt vào thời điểm giao mùa giữa nóng và lạnh.

  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống để ngăn ngừa vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Đồng thời, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hay vào những nơi đông người để tránh lây nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh viêm phổi, viêm phế quản.

  • Bổ sung sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ Fibrolysin giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao chức năng phổi, phế quản, từ đó phòng ngừa bệnh hiệu quả. Đồng thời, sản phẩm này còn giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phổi, viêm phế quản như: Giãn phế quản, phế nang, áp xe phổi và thậm chí là ung thư phổi,...

deo-khau-trang-khi-di-ra-ngoai-giup-phong-ngua-kho-tho,-phai-hit-sau-moi-tho-duoc

Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài giúp phòng ngừa khó thở, phải hít sâu mới thở được.

Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về khó thở, phải hít sâu mới thở được do viêm phổi, viêm phế quản. Để cải thiện và phòng ngừa tình trạng này, bạn hãy sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ Fibrolysin mỗi ngày.

>>> XEM THÊM: Chỉ bạn 12 cách trị khó thở tại nhà. Xem ngay!

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về tình trạng khó thở, phải hít sâu mới thở được do viêm phổi, viêm phế quản, bạn hãy để lại thông tin câu hỏi bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp bạn sớm nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/16942-shortness-of-breath-dyspnea
https://www.healthline.com/health/i-cant-take-a-deep-breath
https://www.medicalnewstoday.com/articles/319221

 

 

 

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.