Chữa viêm phế quản bằng đông y là phương pháp đang được nhiều người áp dụng hiện nay. Bởi họ cho rằng, phương pháp này giúp điều trị bệnh viêm phế quản an toàn và mang lại hiệu quả cao. Vậy có những cách chữa viêm phế quản bằng đông y nào? Thực hư về hiệu quả của phương pháp này ra sao?
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là một trong những bệnh hô hấp phổ biến nhất hiện nay. Theo thống kê, trên thế giới có tới 5% người trưởng thành bị viêm phế quản và khoảng 6% trẻ em mắc phải căn bệnh này mỗi năm. Trong năm 2013, có tới 2,9 triệu người bị tử vong vì viêm phế quản, tăng hơn 5 triệu ca so với năm 1990.
Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc đường thở, khiến lòng ống bị sưng phồng, co thắt, tế bào niêm mạc hô hấp tăng kích thích, tiết đờm dãi. Hậu quả là làm cho chức năng trao đổi khí bị suy giảm. Người bệnh hít vào không đủ oxy và thở ra không hết cacbonic gây khó thở, mệt mỏi, đờm đặc, ho kéo dài.
Có rất nhiều yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản như:
- Khói thuốc lá: Trong thuốc lá có rất nhiều chất gây hại cho phổi, phế quản. Đây là một trong các yếu tố góp phần làm gia tăng bệnh viêm phổi, viêm phế quản. Theo thống kê, có đến 75% những người bị viêm phế quản mạn tính do hút thuốc lá kéo dài.
- Tiếp xúc lâu ngày với các chất gây kích ứng phổi: Một số chất gây kích thích phổi như: Bụi bẩn, các khí độc từ môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại,... sẽ làm tăng nguy cơ gây viêm phổi, viêm phế quản.
- Vi khuẩn, virus: Đây là những tác nhân khiến cho niêm mạc phổi, phế quản bị viêm, nhiễm trùng gây bít tắc đường thở, ảnh hưởng đến chức năng của phổi, phế quản.
Mặc dù có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản, tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây bệnh là do tái cấu trúc đường thở. Điều này được lý giải như sau:
Hàng ngày, chúng ta thường xuyên tiếp xúc với: Vi khuẩn, nấm, virus, hóa chất độc hại, khói thuốc lá,… Khi tác nhân này xâm nhập, tích tụ lâu ngày trong phổi, phế quản sẽ làm cho đường thở bị viêm. Lúc này, các tế bào hô hấp bị tổn thương sẽ được thay thế bằng những tế bào đài (tế bào tiết chất nhầy), tế bào xơ. Hậu quả là làm cho thành phế quản dày lên, lòng ống bị thu hẹp, gây tắc nghẽn đường thở không hồi phục. Chính quá trình dày và xơ hóa phổi, phế quản sẽ gây ra tái cấu trúc đường thở. Đây là nguyên nhân cốt lõi làm viêm phế quản, khiến xuất hiện hàng loạt các triệu chứng như: Ho, khó thở, mệt mỏi ở người bệnh.
Tái cấu trúc đường thở khiến cho bệnh viêm phế quản tái phát liên tục
>>> Xem thêm: Viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không? Làm sao để cải thiện bệnh hiệu quả?
Các cách chữa viêm phế quản bằng đông y
Bên cạnh phương pháp điều trị viêm phế quản bằng tây y, hiện nay, nhiều người tìm đến các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên nhằm giảm nhẹ triệu chứng, nâng cao chức năng hô hấp. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ điều trị viêm phế quản:
*Bài thuốc hồ tán gia giảm với các vị thuốc:
Phục linh: 16g.
Hạnh nhân: 12g.
Tiền hồ: 12g.
Tô diệp: 10g.
Cát cánh: 10g.
Trần bì: 8g.
Chỉ xác: 8g.
Bán hạ chế: 8 g.
Cam thảo: 4g.
Sinh khương: 3 lát.
Tất cả sắc uống 1 ngày 1 thang, chia 2 lần sáng và chiều.
*Bài thuốc tang cúc ẩm gia giảm, với các vị thuốc:
Liên kiều: 16g.
Tang diệp: 12g.
Cúc hoa: 12g.
Tiền hồ: 12g.
Hạnh nhân: 12g.
Ngưu bàng tử:12g.
Cát cánh: 10g.
Lô căn: 8g.
Cam thảo: 6g.
Bạch hà: 6g.
*Bài thuốc tang bạch thang gia giảm với các vị thuốc:
Hạnh nhân: 12 g.
Tang diệp: 12 g.
Sa sâm: 12 g.
Tiền hồ: 12 g.
Đậu xị: 12 g.
Cát cánh: 10 g.
Bối mẫu: 6 g.
Cam thảo: 6 g.
Tất cả sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần sáng và chiều.
Trên đây là một số bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị viêm phế quản được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, tất cả các bài thuốc này đều chưa có nhiều căn cứ chính xác và đáng tin cậy để thực hiện. Chúng chỉ giúp giảm các triệu chứng ho, khó thở trong giai đoạn cấp mà chưa tác động vào nguyên nhân cốt lõi gây viêm phế quản đó là tái cấu trúc, do vậy bệnh dễ tái phát liên tục. Bên cạnh đó, phương pháp này chỉ phát huy tác dụng trong từng trường hợp khác nhau, không phải ai sử dụng cũng có hiệu quả như mong muốn. Có những người vì tin theo bài thuốc dân gian mà bỏ điều trị tại bệnh viện để về nhà uống các bài thuốc nam, thuốc dân gian, thuốc truyền miệng,… Từ đó khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Do vậy, tốt nhất khi muốn sử dụng các bài thuốc dân gian như trên, cần tham khảo ý kiến chuyên gia điều trị.