Viêm phế quản là căn bệnh hô hấp thường gặp hiện nay. Ở giai đoạn sớm, người mắc thường không có triệu chứng đặc trưng nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường như: Cảm cúm, viêm mũi, xoang, viêm họng,… Vậy viêm phế quản để lâu có sao không? Câu trả lời sẽ được chuyên gia giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Xem ngay, đừng bỏ lỡ!
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc đường thở khiến người mắc ho, khó thở, mệt mỏi kéo dài. Viêm phế quản gồm 2 loại: Cấp tính và mạn tính.
Khi bị viêm phế quản, người mắc thường có biểu hiện:
- Ho kéo dài: Ho là triệu chứng thường gặp khi bị viêm đường hô hấp. Giai đoạn đầu, người mắc thường ho húng hắng, sau chuyển sang ho kéo dài kèm đờm đặc sệt có màu xanh, vàng, nâu.
- Khó thở: Đây là biểu hiện đặc trưng của người bị viêm phế quản lâu năm. Viêm, nhiễm trùng đường thở làm cho phế quản bị sưng, phù nề. Lúc này, diện tích lòng ống bị thu hẹp khiến người mắc khó thở, thở khò khè. Cơn khó thở trở nên nặng hơn khi người bệnh leo cầu thang hay lao động nặng.
- Đau tức ngực: Khi ho, các cơ hô hấp co rút lại khiến cho bệnh nhân đau tức ngực kèm khó thở. Các cơn đau sẽ dữ dội hơn khi tình trạng viêm, nhiễm trùng lan rộng đến phổi.
- Mệt mỏi: Ho, khó thở kéo dài là những biểu hiện thường gặp khi bị viêm phế quản. Điều này sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, suy sụp.
>>> Xem thêm: Viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không? Làm sao để cải thiện bệnh hiệu quả?
Nguyên nhân gây viêm phế quản là gì?
Hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố có hại như: Vi khuẩn, virus, khói bụi, hóa chất độc hại,... Những tác nhân này xâm nhập, tích tụ lâu ngày trong phổi, phế quản sẽ làm cho đường thở bị viêm. Lúc này, các tế bào hô hấp bị tổn thương sẽ dần được thay thế bằng những tế bào đài (tế bào tiết chất nhầy), tế bào xơ. Hậu quả là làm cho thành phế quản dày lên, lòng ống bị thu hẹp, gây tắc nghẽn đường thở không hồi phục. Chính quá trình dày và xơ hóa phổi, phế quản sẽ gây ra tình trạng tái cấu trúc đường thở. Đây là nguyên nhân cốt lõi làm xuất hiện bệnh viêm phế quản.
Khi đường thở bị tái cấu trúc sẽ dẫn đến các hệ lụy như:
- Thành phế quản dày lên làm cho đường thở bị thu hẹp, khiến người mắc khó thở kéo dài.
- Niêm mạc đường thở tăng nhạy cảm với tác nhân có hại, làm quá trình viêm trở nên trầm trọng. Lúc này, các tế bào tiết chất nhầy sẽ tăng hoạt động, khiến đờm dãi bít tắc sâu bên trong phổi, phế quản.
- Tái cấu trúc cũng làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm, khiến bệnh tái phát thường xuyên.
Viêm phế quản để lâu có sao không?
Viêm phế quản là bệnh hô hấp nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng của người mắc. Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp:
Suy hô hấp
Viêm phế quản nếu không được điều trị sẽ khiến cho đường thở bị thu hẹp, làm cản trở quá trình trao đổi khí, gây suy hô hấp nặng. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh thường có biểu hiện thở gấp, rút lõm lồng ngực, tím tái toàn thân, nhiều trường hợp có thể gây tử vong.
Áp xe phổi
Đây cũng là một trong những biến chứng thường gặp của viêm phế quản. Áp xe phổi là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi, làm xuất hiện các ổ mủ ở bên trong phế nang, khiến người bệnh: Ho, khó thở kéo dài,… Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng lan rộng, ảnh hưởng đến tính mạng của người mắc.
Ung thư phổi
Các chuyên gia cho biết: Viêm phế quản nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ hình thành ung thư phổi. Đây là tình trạng tăng sinh tế bào không kiểm soát trong các mô phổi. Khi bị ung thư phổi, người mắc thường có biểu hiện: Ho ra máu, sụt cân, khó thở, đau ngực,… Hiện nay, nền y học vẫn không ngừng tìm kiếm những phương pháp điều trị mới, mở ra hy vọng về tiên lượng và tỷ lệ sống khả quan hơn cho những người không may mắc phải căn bệnh này.
Thuốc điều trị viêm phế quản
Viêm phế quản có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi bị viêm phế quản, chuyên gia thường cho người mắcsử dụng một số loại thuốc như: Hạ sốt, giãn phế quản, thuốc giảm ho và long đờm, kháng sinh để làm giảm những triệu chứng của bệnh, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và đảm bảo sự thông khí.
Bên cạnh việc điều trị triệu chứng, người bệnh cần cung cấp nước - điện giải - dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.