VIÊM PHẾ QUẢN CÓ PHẢI UỐNG KHÁNG SINH KHÔNG? Bật mí câu trả lời tại đây!

Viêm phế quản có phải uống kháng sinh không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi một phác đồ điều trị đúng sẽ giúp người bệnh nhanh bình phục. Để tìm hiểu về bệnh viêm phế quản và trả lời câu hỏi trên, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây. Xem ngay, đừng bỏ lỡ!

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là bệnh lý hô hấp thường gặp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thông khí của người mắc. Bệnh thường xuất hiện vào những tháng mùa đông khi nhiệt độ, độ ẩm thay đổi. Viêm phế quản được chia làm 2 loại, đó là:
- Viêm phế quản cấp tính.

- Viêm phế quản mạn tính.

Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp thường gặp là do virus (chiếm tới 50 - 90% các trường hợp), vi khuẩn (ít gặp hơn) và một số yếu tố khác như: Hít phải hơi độc (amoniac, clo, acid, dung môi công nghiệp), bụi bẩn, khói thuốc lá,...

>>> Xem thêm: Viêm phế quản để lâu có sao không? Câu trả lời có ở đây!

Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản cấp thường khởi phát với các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên như: Sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng. Khi bệnh nặng, các triệu chứng trở nên rầm rộ như: Sốt cao (từ 39 - 40 độ C), ho nhiều (ho khan hoặc khạc đờm trắng, đục như mủ, màu xanh, vàng, cũng có khi ho đờm lẫn máu).

Đa số các trường hợp bị viêm phế quản đều được điều trị ngoại trú, người mắc chỉ nhập viện khi bệnh ở giai đoạn cấp. Viêm phế quản nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể khỏi hoàn toàn.

Viêm phế quản có phải uống kháng sinh không?

Hiện nay, rất nhiều người thắc mắc: “Viêm phế quản có phải uống kháng sinh không?”. Các chuyên gia cho biết: Trên thực tế, người bệnh nghĩ rằng: Khi bị viêm phế quản, chỉ cần uống kháng sinh là khỏi. Tuy nhiên, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Bởi kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn, không có tác dụng trên virus. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh điều trị viêm phế quản do virus sẽ không mang lại hiệu quả và làm tăng tỷ lệ kháng thuốc.

Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản do virus đó là: Người bệnh sốt, đau đầu, rát họng, ho khan hoặc khạc đờm trắng,... Những trường hợp này thường không cần dùng kháng sinh.

Ngược lại, khi người mắc có dấu hiệu viêm phế quản cấp do vi khuẩn bao gồm: Ho khạc đờm có mủ màu xanh hoặc vàng; Bệnh diễn biến trên 10 ngày; Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu ngoại vi tăng cao,... sẽ được chỉ định dùng kháng sinh.

Các kháng sinh thường dùng để điều trị viêm phế quản cấp bao gồm: Nhóm betalactam, macrolide và quinolon.

Lưu ý: Việc sử dụng loại kháng sinh nào, thời gian bao lâu,... sẽ được các chuyên gia y tế chỉ định, người bệnh không được phép tự ý dùng.

Trước những vấn đề bất cập của việc sử dụng thuốc tây trong điều trị viêm phế quản, người mắc mong muốn có một biện pháp giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh an toàn mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện ra nhiều hoạt chất và thảo dược quý có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa sự xơ hóa, thay đổi cấu trúc của đường thở, tiêu biểu như: Fibrolysin kết hợp với cao bán biên liên, xạ đen, xạ can, nhũ hương, tạo giác,....

Fibrolysin - Hoạt chất quý giúp hàng triệu người cải thiện bệnh viêm phế quản hiệu quả

Fibrolysin (Fibro = chất xơ và lysis = tiêu hủy, có nghĩa là làm tiêu hủy tổ chức xơ hóa) - một hỗn hợp gồm muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM). Các thành phần tạo nên Fibrolysin đã được nghiên cứu tại Mỹ và nhiều quốc gia có nền y học phát triển hàng đầu thế giới cho thấy giúp cải thiện bệnh viêm phế quản hiệu quả. Cụ thể:

- MSM (methylsulfonylmethane) là hợp chất lưu huỳnh tự nhiên, có tác dụng hỗ trợ đáp ứng miễn dịch, chống oxy hóa và kháng viêm. Từ đó giúp làm giảm tổn thương, ngăn ngừa tình trạng viêm phế quản tái phát. Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, MSM có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa tổn thương phổi hiệu quả như:

+ Nghiên cứu “Tác dụng của việc sử dụng methylsulfonylmethane” vào năm 2017 tại Trung tâm Nghiên cứu Bổ sung Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống, Trường Nghiên cứu Sức khỏe, Đại học Memphis, Hoa Kỳ chứng minh: Methylsulfonylmethane (MSM) có tác dụng chống viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp.

+ Nghiên cứu “Ảnh hưởng của methylsulfonylmethane đối với tổn thương phổi” được thực hiện vào năm 2013 tại Khoa Dược, Trường Đại học Khoa học Y tế Ardabil, Iran chứng minh: Methylsulfonylmethane (MSM) là một hợp chất lưu huỳnh tự nhiên có tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm, giảm tổn thương oxy hóa phổi.

+ Nghiên cứu ở Ai Cập vào năm 2019 chỉ ra rằng: Methylsulfonylmethane có hoạt tính kháng viêm và chống xơ hóa phổi hiệu quả.

 

- Kẽm: Yếu tố vi lượng cần thiết được đưa vào cơ thể dưới dạng muối, có vai trò điều hòa miễn dịch, tăng khả năng chống lại tác nhân gây viêm đường hô hấp, ức chế sự hình thành tổ chức xơ hóa ở phổi, phế quản, giúp ngăn chặn sự hình thành các cơn ho, khó thở do viêm phổi, viêm phế quản mạn tính. Hàng loạt nghiên cứu chỉ ra rằng, kẽm có vai trò quan trọng đối với người bị viêm phổi, viêm phế quản như:

+ Nghiên cứu tại bệnh viện Queen Elizabeth, Úc vào năm 2017 chỉ ra rằng: Zn là một yếu tố bảo vệ tế bào có ảnh hưởng đến biểu mô đường thở, và sự suy giảm của nó do khói thuốc lá có liên quan đến phản ứng viêm trong bệnh viêm phổi, viêm phế quản mạn tính.

Như vậy, có thể thấy, cơ chế chính của Fibrolysin là ức chế hình thành các tổ chức xơ hóa tại phế quản, phổi cùng quá trình tăng sinh tế bào mất kiểm soát, từ đó tác động vào nguyên nhân gốc rễ gây viêm phế quản, viêm phổi. Bên cạnh đó, Fibrolysin còn có tác dụng giảm ho, long đờm, điều hòa miễn dịch, giúp phòng ngừa viêm phế quản, viêm phổi tái phát hiệu quả.

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.