7 cách cải thiện khó thở khi tập thể dục mà bạn cần biết

Tình trạng khó thở trong khi đang tập thể dục hoặc chơi thể thao thường gây cản trở đến hoạt động rèn luyện thể lực của nhiều người. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến khó thở và làm thế nào để duy trì hơi thở hiệu quả khi tập luyện? Hãy xem những gợi ý trong bài viết dưới đây để giúp việc luyện tập hàng ngày dễ dàng hơn nhé!

Tại sao bạn bị khó thở khi đang tập luyện?

Khó thở, hay hơi thở nhanh và gấp là tình trạng có thể gặp khi bạn tập thể dục hoặc vận động nhiều. Nguyên nhân gây khó thở thường là do tập luyện với cường độ cao, quá sức của cơ thể; do dị ứng với không khí tại nơi tập, hoặc do nhiệt độ xung quanh quá thấp khiến cho bạn bị lạnh,… Bên cạnh đó, khi tập luyện hoặc chơi các môn thể thao, nhiều người thường có xu hướng hít thở bằng miệng. Điều này khiến cho lượng không khí đi vào cơ thể khô và lạnh hơn.

Với những người đã từng mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn thì nguy cơ bị khó thở khi tập luyện càng tăng lên. Nhất là về mùa đông, không khí thiếu độ ẩm và khô hanh càng làm tăng nguy cơ gây co thắt phế quản, dẫn đến kích ứng cơn hen và làm cho người bệnh càng dễ bị khó thở hơn khi tập luyện. Do đó, để giúp duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày mà không bị ảnh hưởng bởi những sự khó thở, bạn có thể áp dụng những cách sau.

>>> Xem thêm: Người bị viêm phổi nên ăn gì để có nhiều lợi cho sức khỏe

6 mẹo giúp cải thiện chứng khó thở để bạn tập luyện dễ dàng hơn

Duy trì hơi thở hiệu quả qua đường mũi

Việc hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng là cách thở được áp dụng nhiều nhất khi bạn tập luyện hoặc chơi thể thao. Khi không khí đi qua lớp niêm mạc mũi, nó sẽ được làm ấm và làm ẩm trước khi di chuyển xuống đến phế quản, phổi. Điều này giúp hạn chế bớt tình trạng khó thở và giảm kích ứng cho người bị mắc bệnh hen, hoặc bệnh lý đường hô hấp khác.

Ngoài ra, một số phương pháp thở như: Thở mím môi, hít thở bằng bụng,… cũng giúp nhịp thở của bạn đều đặn hơn, và làm tăng sức chịu đựng của đường hô hấp trong suốt quá trình vận động thể lực này.

Lựa chọn bài tập phù hợp với sức khỏe

Để giúp giải quyết hiện tượng khó thở khi tập luyện, điều quan trọng nhất là bạn phải chọn được bài tập, hình thức tập luyện phù hợp với bản thân. Bởi các môn thể thao đòi hỏi sự gắng sức cao độ như chạy đường dài, bóng đá,… sẽ là thách thức lớn đối với người thường xuyên bị khó thở. Thay vào đó, bạn có thể chọn tập aerobic, đi bộ, bơi lội, tập yoga,… sẽ phù hợp hơn.

Khởi động trước khi tập và thư giãn sau khi ngừng tập

Khởi động làm ấm cơ thể trước khi bắt đầu buổi tập là cách để giúp tránh những tổn thương cho cơ thể, bao gồm cả chứng khó thở, nghẹt mũi. Cùng với đó, khi bài tập gần kết thúc, hãy giảm cường độ tập và ngừng từ từ, thư giãn để cơ thể dẫn phục hồi lại. Nếu bạn bỏ qua những điều này, tình trạng khó thở có thể trở nên trầm trọng hơn.

Mang theo thuốc dạng hít khi đi tập

Sử dụng một số loại thuốc dạng xịt để mang theo khi tập luyện là giải pháp được nhiều người sử dụng, đặc biệt với những người có tiền sử mắc hen suyễn. Bởi các thuốc này giúp giãn phế quản, giảm chứng khó thở một cách hiệu quả. Ngoài ra, các thuốc dạng xịt này còn giúp kéo dài thời gian tập luyện mà bạn không phải lo lắng về tình trạng khó thở.

>>>Xem thêm: 9 Cách trị hen suyễn hiệu quả giúp người bệnh xua tan nỗi lo khi trời lạnh.

Bên cạnh việc áp dụng những cách trên, một cách khác giúp cải thiện dần chứng khó thở và hỗ trợ phục hồi chức năng phổi để giúp việc việc tập luyện thuận lợi hơn là kết hợp sử dụng những sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược.

>>> Xem thêm: Bạn cần làm gì để đề phòng các cơn hen suyễn bùng phát

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.