Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ảnh hưởng chủ yếu đến phổi và sức khỏe toàn trạng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Vậy bệnh lao phổi là gì? Bạn cần hiểu biết gì để có biện pháp phòng ngừa bệnh lý này hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết bên dưới để có câu trả lời chi tiết nhé.
Lao phổi là gì?
Lao phổi (Pulmonary Tuberculosis) là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Người mắc lao phổi thường có thời gian ủ bệnh trong thời gian dài trước khi những triệu chứng ban đầu xuất hiện. Do đó, lao phổi được chia thành hai loại: Lao tiềm ẩn và lao hoạt động.
Lao phổi thường gây ra viêm phổi và một số bệnh nhiễm trùng phổi khác. Không những thế, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như não (lao màng não) hoặc lây lan qua qua đường máu. Trong các loại dịch bệnh, theo WHO, lao phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới.
Lao phổi có triệu chứng như thế nào?
Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh mà người mắc lao phổi có các triệu chứng khác nhau. Đối với người mắc lao tiềm ẩn thường không có triệu chứng do vi khuẩn chưa hoạt động. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang lao hoạt động, người bệnh sẽ mắc phải một số triệu chứng sau:
- Ho: Ho khan, hoặc ho có đờm kéo dài trên 2 tuần, có thể ho ra máu. Đây là dấu hiệu điển hình nhất của lao phổi.
- Cảm giác mệt mỏi toàn bộ cơ thể, sụt cân, mất cảm giác ăn ngon miệng.
- Sốt nhẹ vào chiều và tối có ra mồ hôi trộm.
- Khó thở, tức ngực, thở hổn hển.
Hình ảnh vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây lao phổi chụp dưới kính hiển vi
>>> XEM THÊM: Viêm phổi không điển hình là gì? Ai là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này?
Nguyên nhân của bệnh lao phổi
Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Nhưng bạn chỉ bị nhiễm bệnh lao khi hệ miễn dịch không thể ngăn vi khuẩn Tuberculosis tăng trưởng. Đầu tiên, vi khuẩn gây nên bệnh lao tiềm ẩn và chưa gây ra triệu chứng, sau đó nếu bạn có hệ thống miễn dịch kém, vi sinh vật nguy hại sẽ vượt qua sự phòng thủ bảo vệ cơ thể và gây bệnh.
Vi khuẩn lao có khả năng lây lan trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, nói, hát, cười. Không những vậy, lao phổi còn có khả năng lây lan khi dùng chung vật dụng cá nhân, quần áo, ga trải giường, ly uống nước, dụng cụ ăn uống với người bệnh.
Bên cạnh đó, những người lạm dụng bia rượu, người cao tuổi, người mắc bệnh suy giảm miễn dịch, HIV,... có nguy cơ cao mắc bệnh lao phổi.
Lao phổi có nguy hiểm không?
Lao phổi là bệnh rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Ngoài ra, bệnh lao có khả năng lây lan mạnh, cứ một người mắc lao phổi có thể lây cho 10-15 người khác. Tình trạng này diễn ra nhanh hơn trong môi trường đông đúc như lớp học, công sở hay thông qua các hình thức bắt tay, dùng chung đồ ăn, ngủ chung,...
Các biến chứng của lao phổi
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lao có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho các cơ quan khác trên cơ thể, cụ thể:
- Đau cột sống: Đau lưng hoặc cứng khớp.
- Tổn thương các khớp: Người bệnh có thể bị tổn thương hông và đầu gối, thậm chí là viêm khớp.
- Viêm màng não: Những cơn đau đầu kéo dài không liên tục là biến chứng của lao phổi, xảy ra trong nhiều tuần và có thể khiến người bệnh giảm sút tinh thần.
- Các vấn đề về gan, thận: Những chức năng chính của gan, thận có thể bị suy giảm bởi bệnh lao phổi.
- Rối loạn tim: Lao có thể lây nhiễm, gây viêm và tích tụ các chất gây hạn chế chức năng của tim. Nếu xảy ra biến chứng nặng, tim bị chèn ép dẫn đến tử vong.
Lao phổi là bệnh nguy hiểm nếu không được cứu chữa kịp thời
Điều trị lao phổi như thế nào?
Mục đích điều trị lao phổi là giảm triệu chứng, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Một trong những biện pháp hiệu quả nhất trong điều trị lao là sử dụng thuốc đặc trị lao. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh.
Thuốc điều trị lao phổi
Hiện nay, những loại thuốc kháng lao được bác sĩ sử dụng điều trị từ 6 đến 9 tháng. Nếu người bệnh đang bị lao phổi tiềm ẩn, chỉ cần dùng một hoặc hai loại thuốc. Trường hợp người bệnh đang bị bệnh lao hoạt động, cần sử dụng nhiều loại thuốc hơn. Những loại thuốc được điều trị bệnh lao phổi phổ biến nhất hiện nay:
- Isoniazid.
- Rifampin (Rifadin, Rimactane).
- Ethambutol (Myambutol).
- Pyrazinamide.
Những loại thuốc trên có thể gây buồn nôn, ăn không ngon cho người mắc bệnh lao phổi. Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng thuốc trị lao phổi:
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được sử dụng liều thấp hoặc cao hơn chỉ định. Bởi vì liều thấp sẽ không cho hiệu quả điều trị và mắc phải vấn đề kháng thuốc, liều cao sẽ gây ra tai biến, rủi ro đối với người bệnh.
- Dùng thuốc đủ thời gian để tránh bệnh tái phát: Người bệnh cần tuân thủ thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đáp ứng phác đồ điều trị và đạt hiệu quả cao. Nếu không tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh rất khó chữa khỏi và có thể dẫn đến tử vong khi có biến chứng.
Cải thiện bệnh lao phổi nhờ thảo dược
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng lao phổi bằng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên có thành phần chính từ Fibrolysin.
Hoạt chất Fibrolysin và các thảo dược có tác dụng vượt trội trong hỗ trợ điều trị lao phổi
Đây là hợp chất của muối kẽm gluconate và methylsulfomethane đã được nghiên cứu tại Hoa Kỳ vào năm 2007, 2017 mang lại tác dụng hiệu quả trong giảm ho, đờm khó thở nhờ cơ chế tác động vào nguyên nhân sâu xa là chống xơ hóa và tái cấu trúc đường thở. Ngoài ra, sản phẩm còn có sự kết hợp của các thảo dược thiên nhiên (nhũ hương, bán biên liên, xạ đen, xạ can) và các yếu tố vi lượng.
Do đó, sản phẩm thảo dược này không những giảm ho, đờm, khó thở mà còn giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch của phổi, phế quản. Từ đó, giúp ngăn ngừa mắc các bệnh đường hô hấp, trong đó có lao phổi.
>>> XEM THÊM: Hé lộ những bài tập thể dục tốt cho phổi. Click xem ngay, đừng bỏ lỡ!
Khi mắc lao phổi nên ăn uống gì?
Người mắc bệnh lao phổi nên ăn những thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu các vitamin A, C, E. Người mắc bệnh lao phổi thường có xu hướng chán ăn, vì vậy những thực phẩm chứa hàm lượng giàu protein như trứng và đậu nành rất quan trọng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin B phức hợp và thực phẩm giàu kẽm như:
- Thực phẩm chứa vitamin B phức hợp: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, quả, cá, thịt gà,...
- Đồ ăn giàu kẽm: Hạt chia, hạt bí ngô, hạt hướng dương,..
Bổ sung những thực phẩm và vitamin, đồng thời kết hợp với uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp cho người mắc lao phổi có thể lực tốt hơn và nhanh chóng hồi phục bệnh.
Người mắc bệnh lao phổi nên ăn thực phẩm giàu kẽm
Cách phòng ngừa bệnh lao phổi
Nếu bạn đang sinh sống và làm việc tại môi trường có người nhiễm virus lao, điều cần làm là tránh tiếp xúc tối đa với họ. Ngoài ra, các biện pháp sau có thể giúp đỡ bạn và người thân:
- Phổ cập kiến thức về lao phổi cũng như con đường lây lan của bệnh.
- Tránh tiếp xúc thời gian dài với người nhiễm lao.
- Giữ môi trường xung quanh thoáng khí, sạch sẽ.
- Luôn đeo khẩu trang đúng chuẩn quy định để chống lại bệnh lao.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, vật dụng ăn uống,... với người mắc bệnh lao để tránh lây nhiễm.
- Tiêm vắc xin phòng ngừa lao cho trẻ theo quy định.
Dù được biết đến là mối đe dọa nguy hiểm đến tính mạng, hiện nay bệnh lao phổi có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, để có được một cơ thể khỏe mạnh và hồi phục nhanh chóng, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ Fibrolysin.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về lao phổi hay sản phẩm thảo dược, bạn hãy để lại thông tin câu hỏi và số điện thoại dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn chi tiết.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/tuberculosis
https://www.healthline.com/health/pulmonary-tuberculosis
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tuberculosis/symptoms-causes/syc-20351250