Trẻ bị ho khan nên uống thuốc gì để cải thiện tình trạng bệnh là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh. Bởi những cơn ho khan kéo dài thường khiến cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Để có câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. Xem ngay đừng bỏ lỡ!
Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan
Ho là một phản xạ tốt của cơ thể, giúp loại bỏ các tác nhân có hại như: Vi khuẩn, virus, khói bụi,… ra khỏi đường thở, thông qua sự đóng mở của nắp thanh âm một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, ho kéo dài thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ho khan ở trẻ như:
- Ô nhiễm không khí.
- Virus, vi khuẩn.
- Thời tiết thay đổi thất thường.
Nhưng gần đây, các nhà khoa cho rằng, tái cấu trúc đường thở là nguyên nhân cốt lõi gây ho. Điều này được lý giải như sau: Khi các tác nhân có hại xâm nhập vào đường thở, lâu ngày sẽ khiến cho niêm mạc đường hô hấp bị viêm, tổn thương và dần trở nên xơ hóa, tái cấu trúc. Điều này sẽ làm cho thành phế quản bị dày lên, người bệnh hít vào không đủ, thở ra không hết, khí bị đọng lại bên trong phế nang gây ho kéo dài, dai dẳng. Ngoài ra, tái cấu trúc đường thở cũng làm cho hệ miễn dịch của phổi, phế quản bị suy giảm, khiến các bệnh viêm đường hô hấp dễ tái phát.
>>> Xem thêm: Tất cả những điều bạn cần biết về tình trạng ho khan ở trẻ
Trẻ bị ho khan nên uống thuốc gì?
Trẻ bị ho khan nên uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh khi có con nhỏ gặp phải tình trạng này. Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện các cơn ho kéo dài ở trẻ:
Sử dụng thuốc tây y
Hiện nay, để điều trị tình trạng ho, các chuyên gia thường cho trẻ sử dụng một số loại thuốc sau:
- Thuốc giảm ho.
- Thuốc chống dị ứng.
- Thuốc kháng viêm.
- Thuốc kháng sinh.
Lưu ý: Mặc dù thuốc tây có tác dụng giảm ho, cải thiện những cơn đau họng, ngứa họng ở trẻ. Tuy nhiên, chuyên gia y tế khuyên rằng: Các bậc phụ huynh không nên tự ý sử dụng những loại thuốc trên khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi bên cạnh tác dụng điều trị, thuốc tây còn tồn tại nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ như: Hại gan thận, giòn xương, kháng thuốc, đau dạ dày,...
Áp dụng các bài thuốc nam
Bên cạnh thuốc tây, để cải thiện hiệu quả tình trạng ho khan ở trẻ, các bậc phụ huynh có thể cho con sử dụng những bài thuốc dân gian sau:
- Chanh ngâm mật ong: Đây là bài thuốc có tác dụng kháng viêm và tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ giảm ho hiệu quả. Pha hỗn hợp chanh ngâm mật ong với nước ấm, rồi để nguội cho trẻ uống, mỗi ngày dùng từ 1-2 lần.
- Gừng và muối: Cha mẹ có thể ngâm chân trẻ trong hỗn hợp gừng và muối ở nhiệt độ 40 độ C để điều trị các cơn ho khan. Khi ngâm, cha mẹ hãy nhẹ nhàng massage chân cho trẻ.
- Lá húng chanh: Chưng cách thủy hỗn hợp lá húng chanh, đường phèn trong vòng 20 phút. Sau đó, chắt lấy nước ấm cho trẻ uống mỗi ngày. Nên duy trì cho trẻ sử dụng bài thuốc này trong vòng 3 ngày liên tiếp để cải thiện các cơn ho.
Kết hợp chăm sóc trẻ tại nhà
Ngoài các phương pháp điều trị bằng thuốc, việc chăm sóc trẻ tại nhà đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện tình trạng ho hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện tình trạng ho ở trẻ:
- Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung chất điện giải.
- Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng mũi, cổ họng.
- Hạn chế cho trẻ ở những chỗ có gió lớn, đặc biệt là gần quạt hoặc máy lạnh đang thổi trực tiếp.
- Cho trẻ sinh hoạt trong không gian thoáng mát, sạch sẽ.
- Những ngày trời nóng bức, cần hạn chế cho trẻ ăn, uống quá nhiều đồ lạnh như nước đá bào hoặc kem.
>>> Xem thêm: Viêm phế quản phổi là căn bệnh gì? Yếu tố nguy cơ nào khiến bạn mắc bệnh