Cảnh báo: Dùng thuốc trị khó thở coi chừng tác dụng phụ

Thuốc trị khó thở gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bị viêm phổi, viêm phế quản mạn tính. Vậy đó là những tác dụng phụ gì và nên sử dụng thuốc trị khó thở như thế nào cho an toàn, hiệu quả? Làm sao để cải thiện bệnh viêm phổi, viêm phế quản mạn tính hiệu quả mà không cần phụ thuộc vào thuốc?

Các loại thuốc trị khó thở nào đang được sử dụng hiện nay?

Viêm phổi, viêm phế quản thường khiến người mắc ho, khó thở, mệt mỏi. Để cải thiện chức năng thông khí, người bệnh thường sử dụng các thuốc giãn phế quản. Hiện nay có 3 loại thuốc giãn phế quản thường dùng, đó là:

- Nhóm thuốc có hoạt chất là theophylline: Thuốc này có tác dụng trong thời gian ngắn.

- Nhóm thuốc giãn phế quản cường beta adrenergic: Bao gồm 2 nhóm nhỏ đó là:

+ Thuốc có tác dụng nhanh, trong thời gian ngắn như: Fenoterol, salbutamol, terbutaline,... để cắt cơn khó thở.

+ Thuốc tác dụng chậm, kéo dài như: Salmeterol, bambuterol, formoterol,...

- Thuốc giãn phế quản nhóm kháng cholinergic: Gồm hai nhóm:

+ Thuốc tác dụng nhanh, ngắn như: Ipratropium bromide, oxitropium bromide.

+ Thuốc tác dụng chậm, kéo dài như: Tiotropium bromide, aclidinium bromide.

Để lựa chọn thuốc điều trị khó thở cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của từng trường hợp. Đối với những người bị khó thở cấp, bác sĩ sẽ lựa chọn các thuốc trị khó thở có tác dụng nhanh, ngắn. Khi bệnh ổn định, người mắc sẽ được sử dụng các thuốc giãn phế quản kéo dài để cải thiện chức năng thông khí.

>>>Xem thêm: Chứng khó thở có phải là biểu hiện của bệnh hen suyễn không?

Dùng THUỐC TRỊ KHÓ THỞ coi chừng tác dụng phụ nguy hiểm

Bên cạnh tác dụng cải thiện chức năng thông khí cho người bệnh, thuốc trị khó thở còn gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Tác dụng phụ tăng nhịp tim

Theo ghi nhận trên thực tế lâm sàng, thuốc giãn phế quản khiến người bệnh hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh. Mức độ nặng, nhẹ tùy thuộc vào phản ứng của từng người mắc.

Hạ kali máu

Hạ kali máu thường gặp ở những thuốc giãn phế quản nhóm cường beta adrenergic. Tác dụng phụ này tăng lên khi phối hợp thuốc với corticoid toàn thân.

Run tay

Tác dụng phụ run tay có thể xuất hiện ở một số bệnh nhân. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc.

Khô miệng

Đây là tác dụng phụ hay gặp sau khi dùng thuốc điều trị khó thở. Để cải thiện tình trạng này, người mắc nên ngậm 1 ngụm nước sau khi uống hoặc hít thuốc giãn phế quản.

Ngộ độc theophylin

Đây là tác dụng phụ nguy hiểm, rất dễ xảy ra khi dùng thuốc điều trị khó thở. Bởi liều độc và liều điều trị của theophylin rất gần nhau, do vậy bệnh nhân nên hết sức thận trọng khi dùng thuốc. Các biểu hiện lâm sàng của ngộ độc theophylin bao gồm: Lo lắng, hồi hộp, nôn, buồn nôn, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh,...

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị khó thở

Để ngăn ngừa tác dụng phụ của thuốc giãn phế quản, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ: Loại thuốc, liều dùng, thời gian dùng,...

- Thuốc giãn phế quản chỉ giúp làm giảm các triệu chứng và gây ra nhiều tác dụng phụ, do vậy không nên dùng kéo dài.

- Thuốc dạng phun - hít được ưu tiên dùng hơn những thuốc dạng uống.

- Thận trọng khi dùng thuốc giãn phế quản trong trường hợp sau: Cường tuyến giáp, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, đái tháo đường,...

>>>Xem thêm: Ho nhiều, khó thở là biểu hiện của những căn bệnh hô hấp nào?

box-bpv.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh
    Ho đờm, khó thở, mệt mỏi kéo dài vì viêm phế quản, viêm phổi mạn tính hơn 20 năm, suýt lĩnh án ung thư phổi: Hãy xem ngay cách ông Thấu cải thiện bệnh

    Hút thuốc lá và thuốc lào 50 năm nay, ông Nguyễn Văn Thấu (sinh năm 1952 ở thôn Bùi Bồng, xã Dương Quang, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên, SĐT: 0973 605 412) đã mắc phải căn bệnh viêm phế quản từ năm 2000, bệnh viêm phổi mạn tính từ năm 2017 và phải chung sống với bệnh nhiều năm. Trong nhà ông Thấu lúc nào cũng có máy khí dung, bình oxy phòng khi ông lên cơn khó thở. Mấy tháng gần đây, nhờ tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp từ sản phẩm thảo dược, uống 4 hộp mà ông Thấu đã thở tốt, dẹp tất cả các máy móc hỗ trợ vào góc nhà.

  •  Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?
    Ho nhiều về đêm là dấu hiệu những căn bệnh nguy hiểm nào?

    Ho là một phản ứng ứng tốt của cơ thể để tống dị vật ra bên ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài về đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người bệnh. Đặc biệt đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…Vì vậy việc nắm bắt các nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cơn ho.